50 năm nền sân khấu Việt Nam

Nằm giữa các nền văn minh cổ đại châu Á, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cùng với văn minh bản địa Đông Nam Á lại được sớm tiếp cận với văn minh phương Tây trong thời kỳ cận đại, nền sân khấu Việt Nam đã được tạo dựng và giao lưu, làm nên một nền sân khấu có nguồn gốc dân tộc có tiếp thu tinh hoa thế giới, cho nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã có một di sản sân khấu đa dạng và độc đáo, dân tộc và hiện đại. . | 2. Từ năm 1955 đến 1964, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa sân khấu thật sự có một bước phát triển mới vững chắc về tổ chức và nghệ thuật. Khu văn công Cầu Giấy và Mai Dịch được xây dựng như những giáo phường của Đại Việt thời Lý. Ba nhà hát Trung ương: Tuồng, Chèo, Kịch và các đoàn nghệ thuật Trung ương mở rộng biên chế. Các Ban nghiên cứu chèo, tuồng, cải lương làm việc như những Viện sân khấu sau này. Đoàn Xiếc và đoàn Múa rối Trung ương được thành lập, đặc biệt là Múa rối nước độc đáo của Việt Nam được cả thế giới ca ngợi. Có thể nói đây là thời kỳ chấn hưng nghệ thuật lần thứ nhất. Nhiều chế độ, chính sách đối với nghệ sỹ được ban hành. Trường ca kịch dân tộc và phân hiệu kịch nói mở cửa đào tạo mầm non nghệ thuật. Các nghệ nhân bậc thầy của cả nước đã được tập trung để sưu tầm và khai thác vốn cổ. Nhiều phim ảnh được quay ghi lại các vở cũ do các nghệ nhân lão luyện thủ vai: Bác Tảo, Bác Liễu, Bác Tốn, Bác Trà, Cụ Cả Tam, Cụ Trùm Thịnh, Bác Năm Ngũ, Bác Dịu Hương, Bác Ba Du, Bác Tám Danh. Do đó, sân khâu đã gặt hái một mùa bội thu: Ngọn lửa Hồng Sơn, Nghêu Sò Ốc Hến, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Đầu sóng ngọn gió, Lam Sơn tụ nghĩa .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.