NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths,. | GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT__ CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Co kéo dài từ lúc thành Roma sụp đo vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ khi vừa trải qua Thời kỳ tăm tối . Đầu tiên người ý dùng từ Gô tích để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths đã từng tràn vào cướp phá thành Roma năm 410. Về sau thì nó được dùng để chỉ cho kiểu thức kiến trúc và phong cách hội họa mới xuất hiện sau thời kỳ La Mã và trước thời Phục Hưng. Kiểu thức Gô tích này hình thành ở lĩnh vực hội họa vào cuối thế kỷ 13 sau kiến trúc khoảng một thế kỷ. Nó nổi bật ở lòng yêu chuộng màu sắc tươi mát vẻ đẹp của thế giới hiện thực hình khối vững vàng và tương phản với kiểu thức La Mã và Byzance. 1. NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH NGUYÊN THỦY Thời kỳ đầu của nghệ thuật Gô Tích rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng vẻ trang nghiêm mang sức mạnh tinh thần của thời trước. Vì vậy chủ đề của nghệ thuật Gô tích nguyên thủy là chủ đề về tôn giáo các bức tranh được dùng như những quyển sách hình nhưng hội họa Gô Tích nguyên thủy tỏ ra hiện thực hơn nghệ thuật La Mã và Byzance. Nó đã có sự quan tâm đến phép phối cảnh và ảo ảnh của không gian thực sự thanh tao tinh tế và biểu hiện giá trị tinh thần mạnh mẽ hơn. Cuối thế kỷ 13 khi mà nghệ thuật Byzance còn thống trị hội họa Ý thì họa sĩ Cimabue khoảng 1240-1302 đã mở đường cho chủ nghĩa hiện thực. ông nổi tiếng bởi bức tranh Maestà nghĩa là uy nghiêm mô tả Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng ngồi trên ngai. Tuy vẫn còn gắn với truyền thống Byzance nhưng ông đã tạo được cảm xúc trong tranh cùng với vẻ dịu dàng tao nhã. Nếp áo thì mềm mại và không gian có chiều sâu hơn. Cũng với bức Maestà họa sĩ Duccio giữa thế kỷ 13-1318 đã thành công hơn cả người cùng thời Cimabue trong việc cách tân nền hội họa. Bức tranh duy nhất còn lại này của ông về sau cũng