Năm 2008 là chẵn 200 năm sinh của Cao Bá Quát và 150 năm mất của Nguyễn Công Trứ(1). Cả hai có hành trạng gắn với 4 vị vua mở đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Đọc, tìm hiểu Cao Bá Quát khó mà không gợi nghĩ và liên tưởng tới Nguyễn Công Trứ, dẫu với rất nhiều khác biệt giữa họ. | a n S n Ki S I Năm 2008 là chẵn 200 năm sinh của Cao Bá Quát và 150 năm mất của Nguyễn Công Trứ 1 . Cả hai có hành trạng gắn với 4 vị vua mở đầu triều Nguyễn là Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị và Tự Đức. Đọc tìm hiểu Cao Bá Quát khó mà không gợi nghĩ và liên tưởng tới Nguyễn Công Trứ dẫu với rất nhiều khác biệt giữa họ. Bởi cả hai là sản phẩm của một thời đại và là tiếng nói tiêu biểu cho giới trí thức Nho học trọn nửa đầu thế kỷ XIX với những thử thách và bi kịch đặt ra không còn giống với thế kỷ XVIII trước đó và cũng không giống nửa sau thế kỷ XIX khi đất nước phải trực tiếp đối đầu rồi mất vào tay chủ nghĩa thực dân phương Tây. Thuộc thế hệ tiền bối Nguyễn hơn Cao 30 tuổi. Khi Cao ra đời dẫu đã có sớ Thái bình thập sách dâng Gia Long trước đó 4 năm 1804 Nguyễn vẫn còn là hàn sĩ. Khi Cao mất ở tuổi 47 và bị bêu đầu Nguyễn vẫn còn tiếp 3 năm tuổi già ở chốn quê nhà. Không biết thái độ của Nguyễn đối với Cao ra sao còn về Cao thì ít nhất 2 lần có quan hệ với Nguyễn. Lần đầu Cao có thơ họa tặng Nguyễn ở tuổi 70 cáo lão về hưu khi cả hai cùng ở Kinh. Lần hai khi Nguyễn ở quê được dân khẩn hoang Tiền Hải - Kim Sơn nồng nhiệt đón rước trong một dịp ra thăm khiến triều đình lo lắng dị nghị. Hãy thử lược kể một số điểm giống và khác giữa hai người. Cả hai đều ngông tất nhiên sắc thái ngông là có khác nhau bởi cả hai đều là người có tài và thị tài. Cả hai đã để lại 2 bài phú Nôm về cái nghèo cái bần cùng chung cho các bậc hàn sĩ thuộc loại hay nhất trong thể phú ở thế kỷ XIX và rộng ra là nền phú Nôm trung đại. Một là Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ vào đầu đời khi đang còn là một trang công tử xác gắng thu xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh . Một là Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát cũng vào đầu đời trong cảnh đa cùng tóc xanh đang nuôi chí gánh vác giang sơn quyết ném thanh khâm sang cẩm tú . Cả hai đều hăm hở trên con đường công danh qua con đường cử nghiệp nhưng đều lận đận. Nguyễn đến 1819 mới giành được cái Giải nguyên năm sau - ở tuổi 42 mới được nhận Hành