1. Qua gần sáu năm tồn tại với 48 số, tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa (19541959) đã công bố khoảng hai chục bài liên quan tới các vấn đề văn học sử, bao quát các phương diện cơ sở lý luận và thực thể văn học sử Việt Nam, đặc điểm cơ bản của văn học sử và quan niệm phân kỳ văn học, phạm vi và các giai đoạn văn học sử, bài học biên soạn văn học sử ở các nước, đọc điểm sách và trao đổi ý kiến về văn học sử dân. | Tập san Nghiên cứu Văn -Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam 1. Qua gần sáu năm tồn tại với 48 số tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa 19541959 đã công bố khoảng hai chục bài liên quan tới các vấn đề văn học sử bao quát các phương diện cơ sở lý luận và thực thể văn học sử Việt Nam đặc điểm cơ bản của văn học sử và quan niệm phân kỳ văn học phạm vi và các giai đoạn văn học sử bài học biên soạn văn học sử ở các nước đọc điểm sách và trao đổi ý kiến về văn học sử dân tộc. Trong giới hạn cụ thể chúng tôi tập trung hệ thống lại các ý kiến liên quan đến vấn đề viết văn học sử Việt Nam những quan điểm đã được thừa nhận và trở thành tư tưởng chỉ đạo góp phần vào quá trình xây dựng một số bộ văn học sử đương thời - tức giai đoạn 1954-1960. 2. Gián cách với thời kỳ phát triển mạnh mẽ gắn với sự ra đời của nhiều bộ văn học sử giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám của Lê Dư Hải Lượng Dương Quảng Hàm Nguyễn Sĩ Đạo Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm Ngô Tất Tố Nguyễn Đổng Chi . trải qua cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp tính đến ngày hòa bình lập lại các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ lại có dịp bắt tay tiếp nối và thâm nhập vào lịch sử văn học dân tộc với một niềm tin mới khí thế mới. Nhìn nhận lại trình tự xuất hiện của từng bộ sách cũng như sự phát triển cả một trào lưu viết văn học sử hồi đầu thế kỷ - đặc biệt trong mấy năm đầu thập kỷ Bốn mươi - có thể thấy rõ mấy đặc điểm nổi bật. Trước hết đó là sự cộng hưởng của ý thức dân tộc ý thức hướng về cội nguồn được thức tỉnh trong không khí cách mạng và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mặt khác đó là kết quả tất yếu của quá trình tích lũy tư liệu bền bỉ của nhiều thế hệ với hàng trăm tập sách và bài báo khảo luận về từng tác gia tác phẩm thể loại giai đoạn cụ thể. Các nguồn tư liệu cơ sở cũng như yêu cầu khách quan của khoa văn học và sự tự ý thức về chuyên ngành này đòi hỏi cần thiết phải có những bước tổng kết thông qua việc viết văn học sử. Mặc dù còn có hạn chế trong bước đi tập dượt ban đầu song phải ghi nhận cả một thế hệ .