Bố trí hệ thống kiểu tuần hoàn thì luôn luôn hoạt động, trong khi đó bố trí hệ thống theo kiểu cây thông thì chỉ hoạt động tốt khi mà dòng chảy được ổn định trong một thời gian Ưu điểm chính của cách bố trí kiểu cây thông chính là tính đơn giản của nó. Chỉ có 1 bơm và đường ống thì ngắn. Vấn đề chủ yếu là dòng vào được lựa chọn thường giới hạn ở mức quá thấp hoặc quá cao, và bất kỳ sự nhiễu nào của dòng vào sẽ có xu hướng gây bất ổn định cho hệ thống | Các kỹ thuật chuẩn bị màng đã được mô tả không còn được phát triển để sản xuất các loại màng phẳng. Tuy nhiên, những kỹ thuật này có thể được thay đổi để sản xuất những loại màng ở dạng ống mỏng hay dạng sợi. Ưu điểm lớn nhất của loại màng sợi rỗng là có thể tạo các mô đun nhỏ gọn với diện tích bề mặt màng rất cao. Tuy nhiên, ưu điểm này lại tạo ra nhược điểm là tốc độ dòng thấp hơn so với các loại màng phẳng được tạo ra từ cùng loại vật liệu. Phần lớn các mô đun sợi rỗng ứng dụng trong xử lý nước được sản xuất dựa trên các màng UF hoặc MF. Cũng như tên gọi, loại mô đun này bao gồm các màng sợi rỗng, đó là các ống dài và hẹp có thể được tạo chế tạo từ các vật liệu màng khác nhau nhau. Các sợi này có thể được bó lại theo một vài cách sắp xếp. Trong cấu hình chung được nhiều nhà sản xuất sử dụng, các sợi rỗng được bó lại với nhau theo chiều dài, cố định ở hai đầu và được bọc trong một lớp vỏ chịu áp như một phần của mô đun. Các mô đun này thường được đặt thẳng đứng, mặc dù đặt nằm ngang cũng có thể dùng được. Một kiểu tương tự như mô đun màng quấn ở đó cả hai được chèn vào trong vỏ chịu áp độc lập với bản thân mô đun. Mô đun này được đặt nằm ngang. Một cấu hình khác trong đó các sợi rỗng đã được bó lại với nhau được đặt nằm ngang và được nhúng chìm trong một cái bể mà không sử dụng vỏ chịu áp. Một mô đun sợi rỗng cơ bản có thể gồm một vài trăm cho tới hơn 10,000 sợi rỗng. Mặc dù các kích thước đặc trưng là khác nhau tùy theo nhà sản xuất, nhưng nhìn chung kích thước cơ bản của sợi rỗng như sau: