Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17. | BÍ ẨN CỦA PHO TƯỢNG PHẬT CHÙA BÚT tHÁP Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều ẩn ngữ triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê nửa sau thế kỷ 17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp Bắc Ninh do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656 thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi Nam Đông Giao Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc tạm hiểu Nam Đông Giao là địa chỉ Thọ Nam là tên hiệu Trương là họ tiên sinh là bậc trí giả phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ . Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu chữ phụng khắc được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa . Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất Dương - Âm thiện - ác đỏ - đen sáng - tối trời - đất . Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam xin phân tích như sau 1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ cái thiện được biểu tượng ở thế tam quang giả tức là 3 cái sáng bao gồm mặt trời mặt trăng và các vì sao. Từ xa xưa người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất sáng ngời đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh những tia sáng .