Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam Nhìn từ lịch sử

Mục tiêu hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn đã được xác định từ Hải Triều, là người đã nêu ra khái niệm “tả thực xã hội” và “tả thực xã hội chủ nghĩa”(1) trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và phái nghệ thuật vị nghệ thuật vào giữa những năm 30 thế kỷ XX. | Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam - Nhìn từ lịch sử Phần 1 Mục tiêu hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn đã được xác định từ Hải Triều là người đã nêu ra khái niệm tả thực xã hội và tả thực xã hội chủ nghĩa 1 trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và phái nghệ thuật vị nghệ thuật vào giữa những năm 30 thế kỷ XX. Như vậy là thuật ngữ hiện thực xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện ở Việt Nam chỉ vài năm sau Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất năm 1934 gắn với người khai sáng là M. Gorki gắn với Cách mạng tháng Mười và Liên bang Xô Viết - quê hương của cách mạng thế giới - niềm ngưỡng mộ và hy vọng của cả một dân tộc còn chìm trong tối tăm đang đi tìm ánh sáng. Chỉ cần nhớ lại truyện kể Nhật ký chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc được truyền tụng vào buổi đầu những năm 30 và những bài thơ của Tố Hữu tiếp đó về những lão đầy tớ ngồi mơ nước Nga mới thấy thuật ngữ tả thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam là thuộc vào một cụm từ thiêng liêng đối với dân tộc và do vậy mà trở thành huý kị đối với chính quyền thống trị. Rồi hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thức vào các văn kiện của Đảng trước tiên là Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 Nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghĩa . Tranh đấu về tông phái văn nghệ chống chủ nghĩa cổ điển chủ nghĩa lãng mạn chủ nghĩa tự nhiên chủ nghĩa tượng trưng làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng . rồi vào Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam của Trường Chinh năm 1948 Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc . Từ đây nó thường xuyên chiếm vị trí quan trọng trong phần viết về văn hoá văn nghệ của các Báo cáo hoặc Nghị quyết của Đảng và Đại hội của các giới văn học nghệ thuật. Năm 1957 Diễn văn của Gorki tại Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất -1934 Đại hội đã thông qua Điều lệ với định nghĩa kinh điển về hiện thực xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên và chính thức được dịch ra tiếng Việt với Lời nói đầu của người dịch là Hoài Thanh trong Lời nói .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
18    100    1    15-05-2024
145    382    5    15-05-2024
164    162    2    15-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.