Con trẻ có nhiều biểu hiện không vâng lời nhưng rất hiếm bà mẹ nhận thức được rằng mình nuông chiều con quá mức. Bạn hãy tự kiểm tra mình qua phần câu hỏi dưới đây để sơ bộ tìm ra lời giải hỏi:1. Thông thường, bạn có cảm thấy mệt mỏi và phải nhượng bộ hoặc yêu cầu con cái tuân theo sự cấm đoán nào đó? | Bạn có quá nuông chiều con Con trẻ có nhiều biểu hiện không vâng lời nhưng rất hiếm bà mẹ nhận thức được rằng mình nuông chiều con quá mức. Bạn hãy tự kiểm tra mình qua phần câu hỏi dưới đây để sơ bộ tìm ra lời giải đáp. Câu hỏi 1. Thông thường bạn có cảm thấy mệt mỏi và phải nhượng bộ hoặc yêu cầu con cái tuân theo sự cấm đoán nào đó 2. Bạn có để con chen ngang vào câu chuyện của người lớn 3. Bạn có buộc phải mua đồ chơi để con thôi khóc hoặc để làm vừa lòng con dù ở nhà con bạn đã có rất nhiều đồ chơi 4. Bạn không thích đưa con đi siêu thị vì ngại rằng đứa trẻ sẽ phá quấy hoặc làm bạn khó xử Nếu bạn đồng ý với nhiều hơn 2 câu trong số trên chắc chắn bạn thuộc diện nuông chiều con quá mức. Theo các nhà tâm lý các bé ở tuổi tập đi từ 1-3 tuổi thường mè nheo khóc dai dẳng và rất ngang bướng. Đó là những biểu hiện mà bé muốn cho thấy sự độc lập của bé. Điều quan trọng là cách thức xử lý của cha mẹ trước những hành động ấy. Con bạn không hề hư khi khóc nhưng chắc chắn đó là đứa bé không ngoan nếu như nó dừng khóc để đạt được ý muốn. Tương tự khi bé mè nheo ăn vạ và được mọi người đáp ứng đòi hỏi thì đương nhiên nó sẽ lặp lại hành vi như vậy nhiều lần. Thống kê của các nhà chuyên môn đi đến kết luận những đứa trẻ hư hiếm khi bị trái ý khi còn bé thơ. Để khắc phục thói xấu của con thời điểm tương đối thuận tiện là giai đoạn bé tập đi. Trước hết cần xây dựng những nguyên tắc dứt khoát. Nhờ đó bé sẽ cảm thấy an toàn và bớt những cử chỉ sai chỗ. Tuy vậy nguyên tắc không chưa đủ. Vấn đề ở chỗ phải biết cách duy trì những nguyên tắc đó. Với bé chừng 2-3 tuổi bạn chỉ nên sử dụng chừng 3-4 khuôn phép như Không được cắn không được nói chen ngang hoặc nhặt đồ chơi lên