Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 328 2005 QĐ-TTG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 12 tháng 12 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUỐC GIA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 sau đây gọi tắt là Kế hoạch với các nội dung chủ yếu sau đây 1. Mục tiêu a Phấn đấu hoàn thành việc điều tra thống kê xử lý và quản lý được 70 các nguồn thải loại chất thải và lượng phát thải nói chung trên phạm vi toàn quốc phấn đấu thu gom vận chuyển và xử lý được 90 tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp xử lý được 100 chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60 chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. b Kiểm soát được cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường ở một số lĩnh vực thường xuyên xảy ra ô nhiễm như công nghiệp hoá chất công nghiệp dệt nhuộm giày da giấy chế biến thực phẩm khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản y tế giao thông vận tải các vùng có chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh và hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng vùng nhạy cảm và ngăn chặn được sự lan toả của chúng. c Tăng cường mạnh mẽ năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải đặc biệt chất thải ở những vùng kinh tế trọng điểm khu đô thị khu công nghiệp làng nghề và lưu vực sông. d Thể chế hoá và thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. 2. Nguyên tắc chỉ đạo a Kiểm soát ô nhiễm môi trường phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục kịp thời có trọng tâm trọng điểm phù hợp với khả năng điều kiện thực tế và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của từng ngành từng địa phương và của quốc gia .