Là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam á, Mianma có diện tích km2, dân số gần 44 triệu người, gồm 135 dân tộc, đông nhất là người Bơ-ma, chiếm 68% dân số. Khoảng 85% dân số Mianma là các tín đồ Phật giáo, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo, ấn giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Nho giáo. Tiếng Miến là ngôn ngữ chính thức của Mianma. Ngôn ngữ tiếng Miến thường thay đổi theo vùng. ở một số bang như Arakan (miền Đông), Tavoy, Mertgui (miền Nam), thổ ngữ được sử dụng ở đây | Công nghiệp: Sau khi giành độc lập năm 1948, nền công nghiệp Mianma được Nhà nước và các nhà kinh doanh tư nhân gây dựng lại. Các nhà tư sản tham gia vào các ngành như dệt, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp hóa chất, trong khi Nhà nước đầu tư vào các ngành dược phẩm, sợi bông, đay và cán thép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân đã bị chính quyền Mianma quốc hữu hóa vào thập niên 60, chỉ còn lại những cơ sở tư nhân nhỏ là được phép tồn tại. Năm 1977, Luật Công nghiệp tư nhân của Mianma được thông qua, theo đó, các nhà tư sản được phép hoạt động trong một số ngành công nghiệp như thực phẩm, đồ uống, dệt. Chính phủ Mianma thực hiện chính sách công nghiệp theo đường lối chủ nghĩa xã hội là một trong những nỗ lực tự lực, tự cường, nhằm xây dựng một nền công nghiệp có thể thay thế cho nhập khẩu từ nước ngoài. Số lượng các nhà máy, xí nghiệp tăng lên nhanh chóng như nhà máy xay lúa, xí nghiệp mộc, nhà máy dệt, xí nghiệp xà phòng, cao su, luyện nhôm, thực phẩm, luyện hóa tổ hợp công nghiệp lớn được xây dựng như các tổ hợp công nghiệp tại bờ Tây sông Irrawaddy, tại Syriam, phía Nam thủ đô Mianma. Các hợp tác xã cũng tham gia sản xuất công nghiệp, tuy nhiên do không có chuyên môn, quản lý và tổ chức kém, nên các hợp tác xã này đã không thành công trong nỗ lực kinh doanh của mình.