Nghị quyết số 188-HĐBT về việc tăng cường thương nghiệp XHCN và quản lý thị trường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành | HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Số 188-HĐBT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1982 NGHỊ QUYẾT CỦAHỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 188-HĐBT NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1982 VỀ TĂNG CƯỜNG THƯƠNG NGHIỆP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG I Từ sau ngày miền Nam giải phóng chúng ta đã sớm xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản thực hiện một số biện pháp hạn chế và cải tạo đối với thương nghiệp tư bản tư doanh ra sức xây dựng hệ thống thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa bao gồm thương nghiệp quốc doanh hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tiêu thụ. Đến nay thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa đã có cơ sở đến các quận huyện phường xã trong cả nước và đã nắm được phần lớn sản phẩm hàng hoá về những mặt hàng quan trọng nhất đối với sản xuất và đời sống. Từ giữa năm 1980 lại đây dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương lần thứ 6 của nghị quyết 26 và chỉ thị 109 của Bộ Chính trị nhiều cải tiến trong cơ chế quản lý sản xuất và kinh doanh được thực hiện tính tích cực năng động trong sản xuất kinh doanh được phát huy thì thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa cũng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với sản xuất việc thu mua nắm nguồn hàng nông sản vào tay Nhà nước mỗi năm một tăng. Song bên cạnh những thành tựu và tiến bộ nói trên thị trường xã hội còn nhiều hiện tượng tiêu cực có mặt thậm chí còn xấu đi so với mấy năm trước. Tỷ trọng tính theo giá so sánh của thị trường có tổ chức giảm ở cả miền Bắc lẫn miền Nam trong khi tỷ trọng của thị trường tự do ngày càng tăng từ 20 năm 1980 lên 30 năm 1981 lên 40 năm 1982. Mặc dù đã nắm được những sản phẩm công nghiệp chủ yếu và đại bộ phận sản phẩm hàng hoá về những mặt hàng chủ yếu của nông lâm ngư nghiệp song thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa còn bỏ trống nhiều trận địa thị trường tự do vẫn chi phối tuyệt đại bộ phận sản phẩm của tiểu thủ công nghiệp một phần quan trọng sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp và phần lớn thị trường ăn uống công cộng và dịch vụ. Từ năm 1980 lại đây nhập khẩu giảm sản lượng của công nghiệp quốc doanh giảm thì lực