Tolstoi cùng Lão Tử thuyết phục chúng ta rằng hiện tại của chúng ta cần thay đổi tận gốc rễ. Nhưng để đổi mới, cần tái định hướng những quan niệm giá trị của chúng ta. | Đối thoại Âu-Á Lev Tolstoi và Lão tử Phần 2 Tolstoi cùng Lão Tử thuyết phục chúng ta rằng hiện tại của chúng ta cần thay đổi tận gốc rễ. Nhưng để đổi mới cần tái định hướng những quan niệm giá trị của chúng ta. Chúng ta cần suy ngẫm và ý thức được rằng mình không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một bộ phận của cái chỉnh thể thống nhất mà thôi. Ở Lão Tử biểu trưng triết học của nước là hòa. Không ngoan ngoãn mà là hòa vì tình yêu và sự đồng cảm với người xung quanh. Không có tình yêu với con người không thể có được sự cổ súy như vậy. Từ tình yêu với con người đã ra đời một cuốn sách vĩ đại về đạo do Lão Tử viết vào những ngày loạn lạc và đầy đau khổ của nhân dân. Ông truyền dạy Ta làm cho điều thiện thành điều thiện ta cũng làm cho cả điều ác thành điều thiện Thiện giả ngô thiện chi bất thiện giả ngô diệc thiện chi 28 . So sánh điều này với giáo lý của đạo Kitô về tình yêu với người xung quanh - không phải là người thân không phải là người của mình mà là với kẻ thù và kẻ gây hấn với ta. Hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa ngươi và hãy cầu nguyện cho những kẻ xúc phạm ngươi 28 - Đức Kitô kêu gọi như vậy. Tolstoi khẳng định Bản chất học thuyết của Lão Tử cũng giống như cái bản chất của đạo Kitô . Và ông giải thích Bản chất của cả hai nằm trong sự biểu lộ cái bản nguyên tinh thần thánh thiện thông qua sự khước từ toàn bộ cái nhục thể cái bản nguyên tinh thần ấy làm nên cơ sở của đời sống con người 29 . Tất nhiên vũ trụ luận của nhà triết học Trung Quốc khác với vũ trụ luận Kitô giáo cũng không có ở Lão Tử khái niệm Bogosynovstvo các con của Chúa . Nhưng Tolstoi không tìm những khác biệt khó hòa giải mà cố tìm kiếm một cái gì đó chung kết đoàn con người hình thành nên hạt nhân của tình huynh đệ toàn nhân loại không phân biệt chủng tộc tín ngưỡng. Trong Đạo đức kinh có nói Hình thức bên ngoài là hoa của đạo là đầu mối của dốt nát. Bởi thế bậc đại nhân lấy cái trọng yếu mà bỏ cái nhỏ nhặt. Ông ta lấy quả mà bỏ hoa. Ông coi trọng cái trước mà từ chối cái thứ