Từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đến khi đất nước sắp bước vào thời kỳ đổi mới, hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng mang đậm nét đặc thù của một thời kỳ lịch sử. | Mấy vấn đề lý luận văn nghệ cách mạng trong giới hạn lịch sử Từ Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 đến khi đất nước sắp bước vào thời kỳ đổi mới hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng mang đậm nét đặc thù của một thời kỳ lịch sử. Đề cương văn hóa là văn kiện đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa văn nghệ ra đời trong thời kỳ đen tối của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đây là thời kỳ nền văn học công khai hợp pháp đang ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng kẻ thù dân tộc thẳng tay đàn áp và khủng bố mọi tư tưởng tiến bộ và cách mạng đồng thời gieo rắc các thứ văn hóa tiêu cực và phản động. Với nội dung cốt lõi là ba nguyên tắc dân tộc hóa khoa học hóa và đại chúng hóa đề cương đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phục hưng những giá trị tinh thần truyền thống đang bị suy thoái và đồng hóa nghiêm trọng do chính sách thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phát xít thời bấy giờ. Việc đề ra chủ trương tranh đấu chống các xu hướng bảo thủ chiết trung bi quan và thần bí chống sai lầm trên các phương diện triết học và nghệ thuật mặc dù vẫn có ý nghĩa lâu dài nhưng chủ yếu xuất phát từ mục tiêu trước mắt là thực hiện bằng được ba nguyên tắc cơ bản đó. Văn kiện có tính cương lĩnh này cũng thể hiện rõ tư tưởng chiến lược trên các mặt chủ yếu mục đích và đường lối tổ chức và nhiệm vụ . đã vạch rõ phương hướng và triển vọng của nền văn hóa tương lai nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô Viết . Quá trình thực hiện trải qua nhiều thời đoạn tùy tình hình chính trị - xã hội mà Đảng vận dụng triển khai bản đề cương một cách cụ thể nhưng vai trò tổ chức lãnh đạo của Đảng đường lối và mục tiêu chiến lược của nền văn hóa trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên do được soạn thảo trong điều kiện hết sức khó khăn nên văn kiện lịch sử này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc vận dụng học thuyết triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để từ đó khẳng định Nền tảng kinh tế của một xã