Không nghi ngờ gì nữa Nam Phong tạp chí là công cụ chủ yếu của thực dân Pháp trong công cuộc “chinh phục tinh thần” nhân dân ta và Phạm Quỳnh, cũng như Nguyễn Văn Vĩnh, đều là những tên lính tiên phong, xung kích trên trận tuyến “chinh phục tinh thần”. | Nhà chí sĩ Ngô Đức Kế -Từ tù nhân Côn Đảo đến một nhà báo Phần 2 Không nghi ngờ gì nữa Nam Phong tạp chí là công cụ chủ yếu của thực dân Pháp trong công cuộc chinh phục tinh thần nhân dân ta và Phạm Quỳnh cũng như Nguyễn Văn Vĩnh đều là những tên lính tiên phong xung kích trên trận tuyến chinh phục tinh thần . Đây là những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Con Rồng Nam phun bạc và phun cả máu nữa đã giúp Mầu quốc dẹp tan Đức tặc và bây giờ Mầu quốc đang rất cần có một thuộc địa yên tĩnh để tiến hành cuộc khai thác lần thứ hai nhằm bồi đắp những tổn thất trong chiến tranh và như vậy một lỗ thoát hơi cho tinh thần dân tộc của dân bản xứ là rất cần thiết và có ích. Trên tạp chí Nam Phong Phạm Quỳnh sẽ thống thiết kêu gọi Pháp - Việt đề huề Pháp - Việt tương thân tuần tự tiến bộ dưới sự khai hoá đại nghĩa của Đại Pháp. Phạm Quỳnh sẽ tích cực thực hiện chủ trương truyền bá các khoa học Thái Tây nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp đồng thời bảo tồn quốc tuý Việt Nam cụ thể là phổ biến chữ Quốc ngữ xây dựng nền quốc văn tán dương Truyện Kiều. Những điều này được phát ra từ Phạm Quỳnh đối với Ngô Đức Kế thật hết sức mỉa mai . Khoảng đầu thế kỷ XX Ngô Đức Kế đã đọc Văn minh tân học sách trong đó kế sách đầu tiên được nêu ra là học chữ Quốc ngữ. Nguyễn Phan Lãng một biên tập viên của Đông kinh nghĩa thục đã diễn ý đó thành văn vần để phổ biến trong dân chúng Trước hết phải học ngay Quốc ngữ Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau Chữ ta ta đã thuộc làu Nói ra nên tiếng nên câu nên lờfỉ4 Sau đó vì tội truyền bá chữ Quốc ngữ những nhân vật chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục như Lương Văn Can bị đưa đi an trí ở Phnom Penh Campuchia Nguyễn Quyền Lê Đại bị đày ra Côn Đảo làm bạn tù với Ngô Đức Kế thế mà nay tân nhân vật Phạm Quỳnh lại được tự do cổ động cho chữ quốc ngữ và tân học Như vậy là cuối năm 1923 khi Ngô Đức Kế bước vào làng báo ở Hà Nội thì phải đối diện với một thế trận văn hoá nô dịch đã được bày sẵn và đang được tích cực vận hành. Ngô Đức Kế cũng phải đối diện với