Kỷ niệm 130 năm ngày sinh chí sĩ Ngô Đức Kế (1878-2008) I. NGÔ ĐỨC KẾ, TÙ NHÂN CÔN ĐẢO Ngô Đức Kế, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1901) triều Thành Thái; sau khi đỗ ông nằm nhà đóng cửa, nghiên cứu tân thư. Học thuyết Âu - Tây mà Trung Quốc đã dịch thành sách, ông đọc được nhiều và có chỗ tâm đắc (Huỳnh Thúc Kháng). | Nhà chí sĩ Ngô Đức Kế -Từ tù nhân Côn Đảo đến một nhà báo Phần 1 Kỷ niệm 130 năm ng ày sinh chí s ĩ Ngô Đức Kế 1878-2008 I. NGÔ ĐỨC KẾ TÙ NHÂN CÔN ĐẢO Ngô Đức Kế đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu 1901 triều Thành Thái sau khi đỗ ông nằm nhà đóng cửa nghiên cứu tân thư. Học thuyết Âu - Tây mà Trung Quốc đã dịch thành sách ông đọc được nhiều và có chỗ tâm đắc Huỳnh Thúc Kháng . Năm 1906 hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu - người mà chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương mệnh danh là linh hồn của các cuộc nổi loạn dân tộc - Ngô Đức Kế đã cùng Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn và Giải nguyên Lê Văn Huân lập Triêu Dương thương quán nhằm mục đích chấn hưng công thương nghiệp nhưng mặt khác đúng như Nha mật thám Phủ Toàn quyền Đông Dương khẳng định Ngô Đức Kế hợp tác với Đặng Nguyên Cẩn giả danh hoạt động buôn bán nhưng kỳ thực là để gửi ngân quỹ cho Phan Bội Châu kl. Tháng 3 năm 1908 phong trào chống thuế bùng nổ ở Quảng Nam phát triển nhanh chóng và mãnh liệt phía nam đến Bình Định phía bắc đến Hà Tĩnh thực dân Pháp nhận ra rằng những lời huyết lệ của các sĩ phu yêu nước một khi thấm sâu vào các tầng lớp dân chúng nghèo khổ đã có thể xốc lên một phong trào quần chúng đáng sợ . Chúng sẽ thẳng tay đàn áp mặc dầu các chí sĩ Duy Tân không trực tiếp phát động và chỉ đạo phong trào này. Tiến sĩ Trần Quý Cáp đang làm Giáo thụ ở Khánh Hoà phải lên đoạn đầu đài. Các ông Nghè ông Cống và những người dân yêu nước liên quan đến các cuộc vận động Duy Tân Đông Du Đông Kinh nghĩa thục đều bị đày ra Côn Đảo. Thân sinh Ngô Đức Kế là Ngô Huệ Liên lúc ấy đang làm Thị lang bộ Lễ ở Huế được tin con trưởng vì vướng quốc sự đã bị bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh và chắc khó tránh khỏi trọng án liền gửi cho con lời khuyên Dữ kỳ du sinh ẩn nhẫn Chung vi dị địa chi tù Hạt nhược khảng khái thành nhân Du tắc cố sơn chi quỷ. Huỳnh Thúc Kháng dịch Nếu như ẩn nhẫn chờ ngày Không khỏi làm tù xứ khác Sao bằng liều mình khảng khái Còn được làm ma đất nhà 2 Nhưng Ngô Đức Kế sẽ chọn cho mình con đường khảng khái tựu nghĩa .