Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo của các học giả danh tiếng, được xuất bản trong suốt thế kỷ XX, trong đó nhiều vấn đề của Nho giáo và Nho học được nhìn nhận và đi vào xu hướng tổng kết. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, tài liệu về Nho học và Nho giáo Việt Nam viết bằng chữ Hán Nôm chưa từng được thống kê, miêu tả và chưa từng được khai thác, dịch thuật một cách có hệ thống. Và do vậy dẫn đến chưa sử dụng một cách. | Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở viện nghiên cứu Hán Nôm 1. Mở đầu . Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo của các học giả danh tiếng được xuất bản trong suốt thế kỷ XX trong đó nhiều vấn đề của Nho giáo và Nho học được nhìn nhận và đi vào xu hướng tổng kết. Tuy nhiên có một thực tế rằng tài liệu về Nho học và Nho giáo Việt Nam viết bằng chữ Hán Nôm chưa từng được thống kê miêu tả và chưa từng được khai thác dịch thuật một cách có hệ thống. Và do vậy dẫn đến chưa sử dụng một cách có hiệu quả kho sách này trong việc đánh giá các giá trị của Nho giáo và Nho học trong quá khứ cũng như những ảnh hưởng trong hiện tại. Trong các cứ liệu về Nho giáo và Nho học thì các tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất vì chúng được biên soạn ngay trong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho giáo và Nho học trong lịch sử. . Vấn đề biên soạn thư mục tổng hợp về Nho học và Nho giáo cũng đã từng được chú ý. Vào năm 1973 một bản thư mục như vậy đã được hoàn thành tại Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội dưới hình thức in rô-nê-ô. Trong thư mục này đề cập đến 4 mảng tài liệu tài liệu tiếng Việt 53 tên tài liệu tài liệu bằng tiếng Pháp 63 tên tài liệu tài liệu bằng tiếng Nhật 14 tên tài liệu tài liệu bằng chữ Hán Nôm 82 tên tài liệu . Đây chỉ là các tài liệu về Nho học và Nho giáo tại Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội và các tài liệu được lựa chọn thì theo một tiêu chí hẹp. Trong bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu Nxb. KHXH H. 1993 phần Sách dẫn có mục Nho giáo cho biết có 147 tên tài liệu về Nho giáo. Trong cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 1998 GS. Phan Ngọc cũng dựa trên những bảng tra cứu sách dẫn trong bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu kết hợp với các thống kê mới do ông thực hiện để bàn về vai trò của giới trí thức trong văn hóa Việt Nam. Kết quả là GS. Phan Ngọc đã phân tích và cung cấp nhiều thông tin bổ ích và những tổng kết về di sản Hán Nôm nói riêng và văn hóa