Thơ Nguyễn Bính mang nhiều giọng điệu của ca dao, nhưng Nguyễn Bính không làm ca dao như Tản Đà trước đó. Nguyễn Bính đã nâng ca dao là thứ văn học "chưa thành văn" thành thứ văn chương thành văn đích thực. Bằng giọng điệu ca dao ấy, Nguyễn Bính nói về cuộc sống, con người hiện đại, nói về cái " tôi" , về những số phận cụ thể: một cô gái quê thắc mắc mong đợi tình yêu, một chàng trai thất tình chỉ vì nghèo, một anh hoc trò mơ đổ trạng nguyên, một mối tình. | Biên Soạn Kiều Văn THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH TỰA Một học giả phương Tây nói một tác giả cũng như một tác phẩm có số phận của nó. Nói số phận ở đây nghĩa là nói đến sự tồn tại chân giá trị khách quan của một tác hay một tác phẩm trước sự thử thách của thời gian và lịch sử. Trong nhiều trường hợp chân giá trị đó vượt khỏi tầm nhận thức và phán đoán của những người đương thời. Chính vì thế mà thi hào Nguyễn Du đã phải thốt ra một câu hỏi Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như Không biết hơn ba trăm năm sau Ở đời có người nào khóc Tố Như Nhà thơ Nguyễn Bính mất cách đây gần 30 thời tuy ông là một nhà thơ nổi tiếng đến mức nhường như không một người Việt Nam nào không biết đến thơ ông thế nhưng suốt đời trên cái thân danh của người thi sĩ rất mực tài tình ấy chưa bao giờ được đời khoác cho tấm áo vinh quang chói như ông đáng được hưởng. Suốt đời Nguyễn Bính sống cơ cực vất vưởng . com 1 www. taixiu. com Biên Soạn Kiều Văn THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH nép mình hòa trộn với cuộc đời thường tưởng chừng mất dạng đi trong sự lôi cuốn và vùi lấp của cuộc đời thường ấy. Tính cách con người ấy nhu thuận khiêm nhường và bình dị hệt như sống với con người Việt Nam sống bằng nghề trồng lúa nước. Làng quê sinh ra Bính ban cho bính một tâm hồn đấy bản chất của làng quê cùng với toàn bộ tinh hoa văiệt văn hoá tinh thần được vun đúc từ bao giờ. Đồng thời làng quê cũng tiên lượng cho Bính một số phận ngọt ngào thì ít đắng cay thì nhiều như chính nó phải chịu đựng qua cả ngàn năm. Nguyễn Bính là Dứa con đích thực của làng quê Việt Nam nhưng là một đứa con xuất chúng. Nguyễn Bính nhập cuộc vào thời đại mới của những năm 30- 40 là một nhà thơ lãng mạn trong phong trào thơ mới mang tầm vóc chung của những thi sĩ đương thời. Nhờ bản sắc riêng của làng quê thơ Nguyễn Bính tài hoa nhung duên dáng trinh bạch và đáng yêu như một gái quê. Thơ Nguyễn Bính không có cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ cái bay bỗng háo hức của Xuân Diệu cái vẻ kỳ bý của Chế Lan Viên cái điên