Luật ngân sách nhà nước 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo. | Đây là điều kiện thứ hai mà một khoản chi cần đáp ứng để có thể được thanh toán. Không chỉ cần nằm trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, khoản chi dự định thực hiện phải nằm trong phạm vi chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được quy định bởi cấp có thẩm quyền. Mỗi lĩnh vực chi mang một điểm đặc thù lĩnh vực khác nhau vì vậy không thể có một tỷ lệ chi dự toán chi chung cho tất cả các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực được quy định một chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi khác nhau. Ví dụ, từ năm 2001 đến nay, hàng năm, Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách để đầu tư cho khoa học – công nghệ. Đối với lĩnh vực giáo dục, Nhà nước dành 20% tổng ngân sách nhà nước. Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành cho những lĩnh vực chi khác nhau này do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Cụ thể như sau: Chính phủ quy định chế độ chi quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng như chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với người có công với cách mạng Thủ tướng chính phủ quy định chế độ, định mức thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng bộ tài chính quy định chế độ, định mức áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số khoản chi mang tính đặc thù ở địa phương. Quy định này đặt ra một giới hạn cho các khoản chi dự định thực hiện, phải nằm trong định mức đã được quy định trong dự toán. Bởi các chủ thể lập dự toán ngân sách nhà nước khi đưa ra bản dự toán với những khoản phân bổ ngân sách đã tính toán rất kỹ đến đặc thù từng lĩnh vực chi, và hơn thế là chiến lược kinh tế - xã hội đã được hoạch định. Vì vậy, các khoản chi phải phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hội đã được xây dựng. Tuy nhiên, việc quy định định mức cho các khoản chi ngân sách có thể làm giảm tính chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách, hơn nữa có thể làm xuất hiện tình trạng các đơn vị sử dụng ngân sách cố chi cho hết số ngân sách đã được phân bổ, không quan tâm đến hiệu quả của khoản chi đó. Hơn nữa, các nhà lập dự toán ngân sách cần bám sát điều kiện kinh tế - xã hội tại từng thời điểm để đưa ra những tiêu chuẩn, định mức, chế độ phù hợp.