Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người[1]. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống,. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 64 2011 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Thị Kim Hồng Nguyễn Đình Cường Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Phạm Thị Thanh Mai Trường Cao đắng Lương Thực-Thực phẩm Đà Nang TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả đánh giá phẩm chất hạt gạo từ 8 giống lúa kháng rầy và một giống lúa đang trồng khá phổ biến ở Thừa Thiên Huế. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng protein của các giống lúa dao động trong khoảng 8 19 - 11 56 trong đó hàm lượng protein đạt cao nhất ở giống BG 367-2 11 56 và thấp nhất ở giống IRRI 352 8 19 . Sự hiện diện và phân bố protein trên gel SDS cũng cho thấy các băng protein nằm trong khoảng 97 4 và 66 2 kDa của giống BG 367-2 cũng dày hơn và nhiều hơn hắn so với giống IRRI 352. Trong 8 giống lúa kháng rầy nghiên cứu thì hàm lượng tinh bột ở giống Xương Gà đạt cao nhất 81 14 và thấp nhất là ở giống Tép Hành Đột Biến 58 97 . Dựa trên hàm lượng amylose độ bền gel và độ trở hồ chúng tôi nhận thấy các giống IRRI 352 Khẩu Liến và Kháu Bốc May thuộc nhóm có cơm mềm và dẻo các giống Lúa Râu BG 367-2 và Xương Gà thuộc nhóm trung bình còn các giống Chiêm Nam 2 Tép Hành Đột Biến thuộc nhóm có cơm cứng. Giống Lúa Râu và Xương Gà là những giống nổi trội có nhiều ưu điểm về chất lượng và phẩm chất dinh dưỡng hạt gạo nên có thể tuyển chọn để trồng trực tiếp hoặc để lai tạo giống lúa kháng rầy có chất lượng cao trồng ở Thừa Thiên Huế. Từ khóa Amylose độ bền gel độ trở hồ lúa kháng rầy protein tinh bột. 1. Mở đầu Cây lúa Oryza sativa L. chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta vì lúa gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày là nguồn sống của hàng triệu người. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất phẩm chất của lúa gạo như tạo giống mới có khả năng chịu hạn chịu úng kháng sâu bệnh có mùi thơm dẻo thời gian canh tác ngắn. Thực tế những năm gần đây năng suất cũng như chất lượng gạo của nước ta đã tăng đáng kể không chỉ cung cấp đủ gạo .