Tài liệu: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết 'Mẫu Thượng ngàn'

Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn(1) của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng nghèo (chưa xuất bản) mà ông viết từ năm 1959. | Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng nghèo chưa xuất bản mà ông viết từ năm 1959. Dù bối cảnh ở hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau nhưng vấn đề trung tâm mà hai tác phẩm này đặt ra là nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó căn cốt tinh thần của người Việt được định hình. Không gian tinh thần ấy theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là không gian văn hóa làng mà hạt nhân quan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian. Bài viết này sẽ đặt không gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa dân gian Việt Nam ở nhiều thời điểm để chỉ ra sự tác động của tín ngưỡng dân gian lên không gian nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn qua đó bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn về tín ngưỡng dân gian của người Việt. 1. Tín ngưỡng dân gian với tư cách là một nội lực cố kết cộng đồng Bối cảnh chủ đạo mà Nguyễn Xuân Khánh tạo dựng trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn là một ngôi làng Bắc Bộ ở vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trong ngôi làng đó có sự thống trị của một quan niệm chung một niềm tin chung một sức mạnh của thói tục đến mức các cá nhân được sắp đặt sao cho hợp sao cho khớp với khuôn khổ của cộng đồng đến mức cuộc đời của mỗi một người chính là một phần trải nghiệm của cộng đồng. Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh Thần Cây Trong ngôi làng Cổ Đình bé nhỏ ngự trị một không gian tâm linh thành kính bao trùm lên cả không gian vật chất. Làng Cổ Đình được đánh dấu bằng một cây đa không phải chỉ vì độ cao mà còn vì tính thiêng của nó. Một cây đa cổ thụ trứ danh gốc to chục người ôm không xuể. Nó là niềm kiêu hãnh của Cổ Đình. Một cây đa vừa hùng vĩ vừa đẹp người trong vùng ai cũng biết. Người ta dùng nó làm điểm xác định vị trí. Ví dụ Làng tôi là làng Già cách làng Cổ Đình hai cây số về phía đông . Không khó tìm hình ảnh cây đa xum xuê rễ phủ và ban thờ có nậm rượu và vàng hoa ngũ sắc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
97    308    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.