Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí "Nam Phong"

Trên Nam phong tạp chí, Thượng Chi - tức Phạm Quỳnh - là người bàn luận nhiều nhất về văn chương. Mà với ông thì có lẽ tiểu thuyết lại là vấn đề được quan tâm hơn | Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí Nam Phong Trên Nam phong tạp chí Thượng Chi - tức Phạm Quỳnh - là người bàn luận nhiều nhất về văn chương. Mà với ông thì có lẽ tiểu thuyết lại là vấn đề được quan tâm hơn cả. Ông phát biểu về tiểu thuyết rải rác ở nhiều bài viết nhưng tập trung là trong tiểu luận Bàn về tiểu thuyết Nam Phong số 43 1921 và bài Bàn về bộ tiểu thuyết Vua bể của De Vogue Nam Phong số 3 1917 . Ông cho biết tiểu thuyết có từ lâu. Ở nước Tàu tiểu thuyết thịnh hành từ thời nhà Nguyên. Ở nước Pháp tiểu thuyết phôi thai từ thế kỷ XIII XIV nhưng hình thế như ngày nay là mới bắt đầu từ thế kỷ XIX. Ông cho rằng với thế giới thế kỷ XIX là thế kỷ của tiểu thuyết. Ông định nghĩa tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta phong tục xã hội hay là những sự lạ tích kỳ đủ làm cho người đọc hứng thú phàm sách gì không phải là sách dạy học sách lý luận sách khảo cứu sách thi ca thời đều là tiểu thuyết cả mà tiểu thuyết có khi lại gồm được cả các lối kia . Ông nói nghĩa chữ tiểu thuyết trong sách Tàu thời lại rộng hơn. . Ông nhận xét Tiểu thuyết bấy giờ theo lối tự sự nói như thường nhấn mạnh cũng có đôi khi viết bằng lối vận văn như trong Kiều còn thể thức thời thực là muôn hình vạn trạng . Ông bàn về cách lập ý trong khi viết tiểu thuyết Tất phải có một cái chủ ý ở trong. Cho nên trước khi kết cấu phải lập ý đã nghĩa là định cái chủ não ở đâu rồi mới đặt truyện. định răn đời. định tả thực. định hình dung. định diễn tả. bao giờ cũng phải có chỗ dụng tâm lập ý rồi mới nhân đó kết cấu không thời thành chuyện bông lông không có chủ đích . Thượng Chi đã bàn tới vấn đề hoàn cảnh và nhân vật trong tiểu thuyết. Về hoàn cảnh ông quan niệm là cái hoàn cảnh chung quanh mình không những là cảnh vật hữu hình. mà lại là cái khí vị đặc biệt nhấn mạnh trong cảnh ấy nữa. phải diễn làm sao được cái khí vị riêng của mỗi nơi ấy. . Theo ông có hoàn cảnh hữu hình và hoàn cảnh vô hình trong tiểu thuyết. Hoàn cảnh đó sẽ chi phối người đọc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.