Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet

Tháng Mười năm 2001, tiểu thuyết gia Pháp Alain Robbe-Grillet (sinh tháng Tám 1922) cho ra mắt tiểu thuyết Lấy lại(1), vẫn ở nhà xuất bản Minuit (Nửa đêm) quen thuộc với ông cũng như với các nhà văn thuộc trào lưu Tiểu Thuyết Mới (Nouveau Roman) từ giữa thế kỷ trước. | Cuốn tiểu thuyết độc đo bước vào thế kỉ XXI của Robbe - Grillet Tháng Mười năm 2001 tiểu thuyết gia Pháp Alain Robbe-Grillet sinh tháng Tám 1922 cho ra mắt tiểu thuyết Lấy lạp vẫn ở nhà xuất bản Minuit Nửa đêm quen thuộc với ông cũng như với các nhà văn thuộc trào lưu Tiểu Thuyết Mới Nouveau Roman từ giữa thế kỷ trước. Đấy là cuốn tiểu thuyết của ông khi bước vào tuổi tám mươi và cũng là bước vào thế kỷ XXI. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề lôi cuốn suy nghĩ của chúng ta liên quan đến đổi mới kỹ thuật và nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại. Nhan đề tiểu thuyết này và mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung tác phẩm gây ấn tượng đặc biệt. Chúng tôi chưa có dịp khảo sát các nhan đề tiểu thuyết xưa nay ở trong nước và trên thế giới để đưa ra kết luận khoa học chắc chắn. Nhưng có lẽ khi đặt tên cho những đứa con tinh thần của mình các nhà tiểu thuyết đều căn cứ vào nội dung hiểu theo nghĩa truyền thống của khái niệm này. Đó có thể là nhân vật trung tâm như Chuyện người hàng xóm Nam Cao Robinson Crusoở D. Defoe Jane Eyre C. Brontở Lão Goriot Balzac Người mẹ Gorki . là không gian gắn bó với các sự kiện trong tiểu thuyết như Hòn Đất Anh Đức Tam Quốc La Quán Trung Sông Đông êm đềm M. Cholokhov . là khung thời gian của tác phẩm như Đi tìm thời gian đã mất M. Proust Ngày cuối cùng của một người tử tù V. Hugo Trăm năm cô đơn G. Marquez . là số phận của nhân vật như Một cuộc đời Guy de Maupassant Cuốn theo chiều gió M. Mitchell . là những sự kiện xã hội có ý nghĩa to lớn như Vỡ bờ Nguyễn Đình Thi Đất nước đứng lên Nguyên Ngọc Chiến tranh và hòa bình L. Tolstoi . Muôn hình nghìn vẻ nhưng các nhan đề ấy đều có điểm chung là gắn bó hoặc gợi mở chủ đề của tiểu thuyết. Robbe-Grillet ngay từ những tiểu thuyết đầu tiên đã có ý thức đổi mới. Dường như ông cố tình tạo ra độ vênh giữa nhan đề và nội dung tác phẩm. Đọc Những cái tẩy Les Gommes 1953 ta thấy thấp thoáng có nhắc đến đồ dùng quen thuộc này của học sinh nhưng không dễ lý giải mối liên quan hợp lý giữa nhan đề ấy với nội dung tác phẩm.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.