Các nhà thơ xác định nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, thoát khỏi những đều đặn, cân đối, không phải sự chia cắt, lặp lại mà luôn có xu hướng khát vọng, giao hòa và lan tỏa. | Nhịp điệu thơ hôm nay Các nhà thơ xác định nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn thoát khỏi những đều đặn cân đối không phải sự chia cắt lặp lại mà luôn có xu hướng khát vọng giao hòa và lan tỏa. Tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy những nhà phê bình có thiện cảm tán thưởng bài thơ như một sự kết tinh tuy thơ đối với tôi trước hết là sức chuyển động từ lúc mới sinh khi nảy nở và sau cùng tỏa rộng ra Saint-John Perse . Trong bài Mấy ý nghĩ về thơ 1949 Nguyễn Đình Thi quan niệm Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng trắc trắc lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai . . Thơ có một thứ nhạc nữa một thứ nhịp điệu bên trong một thứ nhịp điệu của hình ảnh tình ý nói chung là của tâm hồn . . Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài ngay những khoảng lung linh giữa chữ những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động . Theo quan niệm đó nhịp điệu không những không trùng với âm luật không cần sự giúp đỡ của thanh điệu mà nó tự tạo ra những yếu tố tự do phù hợp với rung động tâm hồn. Nhịp điệu không thể là những khuôn mẫu buồn tẻ mà bao giờ và trước hết là tình cảm. Nhịp điệu không chỉ là sự biểu hiện mà còn là mối quan hệ được thể hiện trong một hình thức dễ cảm thụ và dễ tái hiện. Và đó là ý nghĩa của nhịp điệu trong thơ trong nghệ thuật nói chung. Trong tất cả những tác động những ấn tượng đối với cảm giác các âm thanh có quan hệ với nhịp điệu nhiều nhất. Âm thanh không chỉ là cảm giác bên ngoài mà còn là sự chuyển động bên trong tạo ra những phản ứng tâm lý và hướng tới một thông báo thẩm mỹ. Nói đến nhịp điệu ngôn ngữ phải nói đến sự chia cắt dòng âm thanh mà khi đọc người đọc cảm thụ một cách trực tiếp. Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng nhịp điệu chính là sự phân đoạn câu thơ dòng thơ. Ngay cả những người không hiểu không biết ngôn ngữ nào đó nhưng họ vẫn cảm được nhịp điệu của nó nhờ vào chỗ ngắt dòng âm thanh. Đây là quan niệm thông thường cho dù không phải