Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ (Trần Dần) 1. Quan điểm tiếp cận 1. Tôi muốn nói về thơ Việt sau 1975 bằng những dòng chữ của Trần Dần, người đã vắt kiệt mình vì muốn tạo ra một thứ quả lạ trong thơ và phải chịu nhiều cay đắng vì thứ quả “trái mùa” ấy. | Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ Trần Dần 1. Quan điểm tiếp cận 1. Tôi muốn nói về thơ Việt sau 1975 bằng những dòng chữ của Trần Dần người đã vắt kiệt mình vì muốn tạo ra một thứ quả lạ trong thơ và phải chịu nhiều cay đắng vì thứ quả trái mùa ấy. Nhưng phía sau điều giản dị mà tác giả Mùa sạch nói đến lại hàm chứa một sự thật hiển nhiên lao động thơ trước hết là lao động chữ. Chính những con chữ qua cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu được chiều sâu và sự vang ngân của tình ý giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ. Nếu hiểu như thế thì thơ ca đâu chỉ chuyên chú vào một mục đích chở đạo và ngôn ngữ đâu phải đơn thuần là cái vỏ của tư duy Trong thơ chữ cũng chính là tư duy là cách nói và thái độ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Như vậy sự đổi mới trong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ và ngôn ngữ của anh ta. Nó hoàn toàn khác xa với những trò chơi ngôn ngữ tân kì nhưng thực chất chỉ tạo ra những xác chữ không hồn. Bởi thế muốn hiểu được những đổi mới thi pháp thơ sau 1975 nhất là thơ ca thời đổi mới tôi nghĩ trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của thơ đương đại. nhưng điều đó không dễ bởi thứ nhất sức ỳ của thói quen và thứ hai sự đa dạng của thơ sau 1975. 2. Sự đa dạng về phong cách và sự phong phú về giọng điệu là đặc điểm nổi bật của thơ Việt sau 1975. Nếu trước đây Tố Hữu và Chế Lan Viên được coi là những người lĩnh xướng của thơ ca kháng chiến thì sau 1975 hiện tượng này không xuất hiện trở lại. Thay vào đó mỗi người có cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của mình. Sự gần gũi về quan niệm và phong cách giữa một số nhà thơ có thể hình thành một xu hướng một phái nhóm chứ không xuất phát từ một phương pháp sáng tác độc tôn nào đó. Chính sự đa dạng và sự phân cực về tư duy nghệ thuật về khuynh hướng thẩm mĩ về bút pháp và ngôn ngữ là một dấu hiệu cho thấy thơ ca sau 1975 đang sải những bước chân mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá. Người ta không