Ý thức văn hóa trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945

.Bên cạnh xu hướng dịch thuật gắn với ý thức bảo tồn, bắc nhịp cầu giữa truyền thống với hiện đại, đáng chú ý có mảng dịch thuật văn chương gắn liền với ý thức giới thiệu những yếu tố mới mẻ, những mô hình gợi ý cho giới sáng tác văn học Việt Nam noi theo. | Y thức văn hóa trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 . Bên cạnh xu hướng dịch thuật gắn với ý thức bảo tồn bắc nhịp cầu giữa truyền thống với hiện đại đáng chú ý có mảng dịch thuật văn chương gắn liền với ý thức giới thiệu những yếu tố mới mẻ những mô hình gợi ý cho giới sáng tác văn học Việt Nam noi theo. Điều này phải đến Phạm Quỳnh 1892-1945 mới thật sự rõ nét còn trước đó Nguyễn Văn Vĩnh 1882-1936 dù đã dịch văn học phương Tây Pháp khá nhiều nhưng vẫn chưa thể hiện rõ ý thức giới thiệu những yếu tố mới mẻ những mô hình mới làm đường hướng cho sáng tác văn học. Về mặt ý thức Nguyễn Văn Vĩnh chú trọng nhiều hơn đến việc giới thiệu và khẳng định tư tưởng Âu Tây đả phá cựu học và tuyên truyền cho chữ Quốc ngữ. Dịch thuật đối với ông là để đào luyện văn chương chứng minh cho sự trưởng thành của chữ Quốc ngữ cho sự phong phú của tiếng Việt đồng thời là cách giới thiệu Âu Tây tư tưởng 19 . Với Phạm Quỳnh thì khác Phạm Quỳnh dịch văn chương với tư cách là học giả hơn là nhà văn. Cùng với việc dịch một số tác phẩm văn học cổ Trung Quốc bút danh Hồng Nhân để khẳng định việc cần giới thiệu tinh hoa văn học Á Đông Phạm Quỳnh đặc biệt chú ý đến việc dịch những truyện ngắn Pháp ông gọi là tiểu thuyết hoặc đoản thiên tiểu thuyết để làm mẫu học theo. Trong số 24 truyện ngắn phương Tây được dịch trên Nam phong tạp chí hầu hết là truyện ngắn Pháp 22 truyện Phạm Quỳnh đã dịch đến 16 truyện với tinh thần như ông viết khi giới thiệu bản dịch đầu tiên -Truyện người lính chì bằng tuyết của Georges D Esparbes - in trên Nam phong tạp chí từ số 2 8 1917 Truyện dịch sau này thuộc về lối đoản thiên tiểu thuyết Conte Nouvelle . Lối ấy là một lối hay trong văn chương Tây các nhà văn sĩ ta có thể bắt chước mà làm bằng tiếng Nôm. Vì lối tiểu thuyết dài thì hiện nay người nước ta còn chưa đủ tư cách mà khởi hành được 20 . Đồng thời Phạm Quỳnh còn khảo dịch về lịch sử văn chương Pháp về nghề văn về cách viết tiểu thuyết về thơ. tất cả đều có tính gợi ý định hướng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.