Hiện nay, trong sản xuất lạc ở nước ta mới chỉ cơ giới hóa khâu làm đất, khâu rạch hàng, còn các khâu khác chủ yếu vẫn làm thủ công. Để nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất lạc thì cần phải tiến hành cơ giới hóa các khâu còn lại, đặc biệt là những vùng trồng lạc chuyên canh tập trung. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 57 2010 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY ĐÀO LẠC Phan Hoà Trần Võ Văn May Hồ Nhật Phong Trần Thị Vinh Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Hiện nay trong sản xuất lạc ở nước ta mới chỉ cơ giới hóa khâu làm đất khâu rạch hàng còn các khâu khác chủ yếu vẫn làm thủ công. Để nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất lạc thì cần phải tiến hành cơ giới hóa các khâu còn lại đặc biệt là những vùng trồng lạc chuyên canh tập trung. Sau khâu làm đất và rạch hàng gieo lạc một trong những khâu có thể áp dụng cơ giới hóa hiệu quả là khâu thu hoạch lạc. Trong điều kiện không thể áp dụng các kiểu máy thu hoạch lạc trên thế giới vào nước ta và trong nước vẫn chưa có mẫu máy này việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo một mẫu máy đào lạc là hết sức cần thiết. Đề tài đã tạo được mẫu máy đào lạc có kết cấu gọn nhẹ có thể liên hợp với các loại máy kéo 4 bánh cỡ trung 20 - 30CV hiện phổ biến ở nước ta có năng suất 0 32ha h làm việc chắc chắn và an toàn dễ sử dụng và chăm sóc được nông dân chấp nhận. 1. Đặt vấn đề Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea L là cây công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. So với nhiều cây công nghiệp khác cây lạc là cây ngắn ngày có năng suất cao và có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác nhau. Các chất dinh dưỡng trong hạt lạc khá đầy đủ với các nguyên tố và hàm lượng khá cao. Lạc cũng là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác. Song thực tế hiện nay trong sản xuất lạc chúng ta mới chỉ cơ giới hóa khâu làm đất và khâu rạch hàng còn các khâu khác chủ yếu vẫn làm thủ công. Để tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất thì cần phải cơ giới hóa các khâu còn lại đặc biệt là những vùng trồng lạc chuyên canh tập trung. Sau khâu làm đất và rạch hàng gieo lạc một trong những khâu có thể áp dụng cơ giới hóa hiệu quả là khâu thu hoạch lạc. Trong tình hình .