Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÁ MAGMA XÂM NHẬP KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ"

Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng về thành phần thạch học, từ siêu mafic cho đến axit, chúng phân bố thành từng khu vực riêng biệt với tổng diện tích khoảng 400 km2, bao gồm các phức hệ Núi Ngọc, Điệng Bông, Đại Lộc, Quế Sơn, Chà Vằn, Hải Vân và Bà Nà. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 59 2010 KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÁ MAGMA XÂM NHẬP KHU VỰC thừa thiên huế Hoàng Hoa Thám Nguyễn Thị Thuỷ Trường Đại học Khoa học Đại học Huế TÓM TẮT Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng về thành phần thạch học từ siêu mafic cho đến axit chúng phân bố thành từng khu vực riêng biệt với tổng diện tích khoảng 400 km2 bao gồm các phức hệ Núi Ngọc Điệng Bông Đại Lộc Quế Sơn Chà Vằn Hải Vân và Bà Nà. Các thành tạo magma xâm nhập này còn đa dạng về đặc điểm kiến trúc như kiến trúc granit khảm ophit gabro nổi ban nền fenzit pegmatit. Còn cấu tạo chủ yếu là cấu tạo khối ngoài ra còn có cấu tạo dòng chảy á định hướng vành hoa. Chính vì vậy bài báo giới thiệu những dạng kiến trúc và cấu tạo đặc trưng của các thành tạo magma xâm nhập này nhằm phục vụ cho việc mô tả nhận biết và tra cứu chúng. 1. Mở đầu Thạch học nói chung thạch học các đá magma nói riêng là môn học nghiên cứu các loại đá dựa vào các đặc điểm về thế nằm nguồn gốc thành tạo thành phần hóa học thành phần khoáng vật đặc điểm về kiến trúc và cấu tạo của chúng. Việc nhận biết cũng như phân loại các đá magma phải dựa vào thành phần hoá học thành phần khoáng vật kết hợp với kiến trúc-cấu tạo của đá. Tuy nhiên việc phân tích thành phần hoá học là việc làm rất khó và tốn rất nhiều kinh phí. Trong khi đó việc nhận biết các đá dựa vào thành phần khoáng vật kết hợp với kiến trúc - cấu tạo có trong đá lại là phương pháp đơn giản dễ tiến hành và đồng thời cũng là cơ sở cho việc định danh đá mà hiện nay hiệp hội địa chất quốc tế sử dụng. Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng về thành phần thạch học từ axit cho đến siêu mafic chiếm tổng diện tích khoảng 400 km2 bao gồm các phức hệ Núi Ngọc Điệng Bông Đại Lộc Quế Sơn Chà Vằn Hải Vân Bà Nà và các thành tạo đá mạch khác. Các thành tạo này phân bố rải rác trên khu vực nghiên cứu với diện lộ khác nhau và có các kiểu kiến trúc và cấu tạo đặc trưng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    542    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.