Sáng tạo văn học là một quá trình đặc thù. Trong đó, vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận được xem là nhân tố quyết định sự tồn tại của một tác ph m. Trước đây, người ta luôn coi trọng vai trò của chủ thể sáng tạo và thường xem nhẹ vai trò của chủ thể tiếp nhận. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 51 2009 NGHĨ TIẾP VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN VĂN HỌC Hồ Thế Hà Trường Đại học Khoa học Đại học Huế TÓM TẮT Sáng tạo văn học là một quá trình đặc thù. Trong đó vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận được xem là nhân tố quyết định sự tồn tại của một tác phàm. Trước đây người ta luôn coi trọng vai trò của chủ thể sáng tạo và thường xem nhẹ vai trò của chủ thể tiếp nhận. Nhưng đến thời hiện đại lý luận văn học đặc biệt là mỹ học tiếp nhận hiện đại lại đề cao gần như tuyệt đối vai trò của chủ thể tiếp nhận. Và tác giả hết vai trò của mình khi tác phàm đến với người đọc. Đó là một quan niệm có phần thái quá và bất công. Mục tiêu bài viết của chúng tôi là muốn xác định lại vai trò bình đang của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận trong quá trình sáng tạo văn học. I. Lý luận văn học từ xưa đến nay đều xem tác phẩm văn học là đối tượng trung tâm của mọi hoạt động văn học. Tuy vậy giữa các thời kỳ có sự quan niệm khác nhau về tác phẩm văn học. Lý luận văn học truyền thống đề cao vai trò của tác phẩm và hiện thực thẩm mĩ. Socrat là người chú tâm đến thuyết mô phỏng còn Aristôte cũng coi trọng sự bắt chước sự mô phỏng hiện thực để thanh lọc tâm hồn con người gây thích thú cho người đọc. Thuyết mô phỏng của Aristote đã được ông đẩy lên thành lý thuyết thành hệ thống thi pháp mang tính qui phạm nhất là đối với công việc sáng tác thi ca. Chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỹ học lý luận văn học thời Phục hưng sau đó là Chủ nghĩa cổ điển và thời kỳ Khai sáng. Các thời kỳ này mỹ học của Aristote vẫn được xem là mẫu mực là phẩm chất cổ điển chứ người ta chưa thấy sự hạn chế của nó trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ kể cả quá trình tiếp nhận của người đọc. Ở đấy vai trò của chủ thể sáng tạo đối với hiện thực thông qua lý thuyết phản ánh được hình thành và phát triển tạo thành mỹ học từ thời Trung cổ đến thời Khai sáng đặc biệt đến chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX thì vấn đề tác giả - hiện thực càng trở thành .