Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật, của những sự kiện diễn ra trong tác phẩm thì tự sự học quan tâm nhiều hơn đến thời gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật, vốn gắn liền với người kể chuyện. Các nhà tự sự quan tâm đến độ lệch giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 54 2009 THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Thái Phan Vàng Anh Trường Đại học Sư phạm Đại học Hué TÓM TẮT Tiểu thuyết Việt Nam đitơng đại có sự đoi mới về thời gian trần thuật. Cách kể chuyện theo trình tự thời gian sự kiện không còn chiếm ưu thế mà nhường chỗ cho lối tí chuyện xáo tung thời gian sự kiện. Có độ lệch lớn giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Li tí đảo thuật dự thuật kĩ thuật tự sự dòng ý thức được vận dụng hiệu quả. 1. Mở đầu Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật của những sự kiện diễn ra trong tác phẩm thì tự sự học quan tâm nhiều hơn đến thời gian của việc kể tức là thời gian trần thuật vốn gắn liền với người kể chuyện. Các nhà tự sự quan tâm đến độ lệch giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Theo . Trần Đình Sử Mối tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga Vưgôtxki phát hiện từ lâu. G Genette có công lập ra công thức để phân tích như là một phép tu từ của trần thuật 9 94 . Thời gian trần thuật thời gian tự sự -narrative time chính là thời gian của truyện kể phân biệt với thời gian được trần thuật là thời gian của các sự kiện được kể - thời gian chuyện . Đó là thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện 4 33 . Thời gian trần thuật không tuân theo quy luật của thời gian vật lí mà đã được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Người kể chuyện bao giờ cũng sử dụng thời gian như là một phương tiện đặc thù làm bối cảnh để kể chuyện thoát ra ngoài thời gian quy ước trình tự trần thuật thường bị đảo lộn bằng cách thuật lại những chuyện đã qua đảo thuật - analepse hay thậm chí cả những việc chưa đến dự thuật - prolepsey . Các thủ pháp rút gọn tỉnh lược kéo dài ngưng nghỉ lặp lại. cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Vì vậy Genette đã rất có lí khi xem thời .