Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÀI NGUYÊN ẾCH NHÁI, BÒ SÁT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA"

Dựa trên kết quả 3 đợt khảo sát (tháng 6/2006, 10/2006, 4/2007 trên các điểm: Khò Hồng và khu vực lân cận, vùng núi đội 2, Lắc Kén- Chiềng Sơn, Cầu Đường, Xa Lai mới, Nà Hiến) và các công bố trước, chúng tôi xác định ở khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La có 25 loài lưỡng cư thuộc 17 giống, 6 họ, 1 bộ và 48 loài bò sát thuộc 39 giống, 16 họ, 2 bộ. Có 10 loài trong Nghị định 32/2006 NĐ-CP, 16 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2000, 8 loài trong Danh lục Đỏ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 49 2008 TÀI NGUYÊN ẾCH NHÁI BÒ SÁT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA TỈNH SƠN LA Lê Nguyên Ngật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Sáng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hoàng Văn Ngọc Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên TÓM TẮT Dựa trên kết quả 3 đợt khảo sát tháng 6 2006 10 2006 4 2007 trên các điểm Khò Hồng và khu vực lân cận vùng núi đội 2 Lắc Kén- Chiềng Sơn Cầu Đường Xa Lai mới Nà Hiến và các công bố trước chúng tôi xác định ở khu BTTN Xuân Nha tỉnh Sơn La có 25 loài lưỡng cư thuộc 17 giống 6 họ 1 bộ và 48 loài bò sát thuộc 39 giống 16 họ 2 bộ. Có 10 loài trong Nghị định 32 2006 NĐ-CP 16 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2000 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 1 loài đặc hữu của Việt Nam Quasipaa verrucospinosa .Bổ sung cho danh lục trước đây 5 loài Leptobrachium chapaense Calotes versicolor Draco maculatus Tropidophorus baviensis and Geoemysda spengleri. Đề nghị ưu tiên bảo tồn 9 loài quý hiếm và đang suy giảm nhanh trong khu vực Python molurus Ophiophagus hannah Platysternon megacephalum Manouria impressa Varanus salvator Ptyas mucosus Pyxidea mouhoti Cuora galbinifrons và Elaphe moellendorffi. I. Mở đầu Ếch nhái Bò sát ENBS ở khu bảo tồn thiên nhiên KBTTN Xuân Nha huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La chưa được nghiên cứu nhiều. Năm 1992 viện Điều tra Qui hoạch rừng thống kê được 69 loài đến 2003 Trương văn Lã và Nguyễn Văn Sáng công bố 67 loài. Trong hai năm 2006 2007 chúng tôi khảo sát tiếp ENBS trên nhiều sinh cảnh ở Xuân Nha sau đây là kết quả nghiên cứu. II. Thời gian địa điểm và phương pháp nghiên cứu 1. Khảo sát theo tuyển kết hợp với thu mẫu Chúng tôi đã khảo sát 3 đợt mỗi đợt 7 đến 12 ngày vào tháng 6 2006 10 2006 và 4 2007. Từ bản Suối Quanh và bản Tưn đi theo các tuyến đến Bản Khò Hồng và khu vực lân cận vùng núi đội 2 bản Lắc Kén - Chiềng Sơn bản Cầu Đường bản Xa Lai mới và bản Nà Hiến. Khi đi quan sát bằng mắt thường ống nhòm ban đêm dùng đèn pin ắc qui. Khi thu mẫu dùng tay trần hoặc kẹp lưới để bắt ếch nhái thằn lằn và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.