Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Sông Hương đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 50 2009 NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thám Nguyễn Hoàng Sơn Nguyễn Đăng Độ Trường Đại học Sư phạm Đại họcHuế TÓM TẮT Sông Hương đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bảo tồn các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên việc xác định nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế và lượng nước đến để tính toán cân bằng nước làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước hợp lý đảm bảo cân đối giữa cung và cầu là một việc làm cần thiết. I. Đặt vấn đề Sông Hương là con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài 128 km. Lưu vực sông Hương nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm phần lớn lãnh thổ Thừa Thiên Huế. Đây là vùng có địa hình phức tạp bao gồm núi cao núi thấp gò đồi đồng bằng đầm phá và cồn cát ven biển không có vùng trung du chuyển tiếp . Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính Tả Trạch Hữu Trạch và sông Bồ đổ xuống đồng bằng qua đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nối với biển Đông bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Cũng như các hệ thống sông miền Trung khác hệ thống sông Hương không có đê. Lưu vực sông Hương bao gồm các huyện Nam Đông Hương Thủy Hương Trà Phong Điền thành phố Huế và một phần thuộc các huyện A Lưới Quảng Điền Phú Vang Phú Lộc. Đây là vùng chiếm 67 diện tích tự nhiên 68 về dân số và đóng góp 70 - 80 giá trị gia tăng trong GDP trên 80 giá trị gia tăng công nghiệp và 60 - 70 giá trị xuất khẩu. của toàn tỉnh. Đặc biệt sông Hương là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế các hoạt động sản xuất sinh hoạt của người dân Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông Hương chưa được thống kê và quản lý một cách đồng bộ giữa các ban ngành khác nhau gây thất thoát và lãng phí nguồn nước. Bài viết trình bày nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo đến năm 2020 đồng thời tính toán cân bằng nước trên toàn lưu vực để đưa ra

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.