Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải: 1. Kinh tế toàn cầu và tác động trái ngược của nó đối với cuộc sống của những người nghèo; 2. Phẩm giá con người với tư cách quan niệm về sự phát triển không thể bị giới hạn bởi sự tăng trưởng kinh tế thuần tuý; 3. Phát triển toàn diện theo hướng lấy con người làm trung tâm; 4. Toàn cầu hoá nhân tính trên cơ sở đoàn kết xã hội; 5. Trách nhiệm. | ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ ĐOÀN KẾT TRONG MỘT THẾ GIỚI TOÀN CẦU HOÁ Nguồn Trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải 1. Kinh tế toàn cầu và tác động trái ngược của nó đối với cuộc sống của những người nghèo 2. Phẩm giá con người với tư cách quan niệm về sự phát triển không thể bị giới hạn bởi sự tăng trưởng kinh tế thuần tuý 3. Phát triển toàn diện theo hướng lấy con người làm trung tâm 4. Toàn cầu hoá nhân tính trên cơ sở đoàn kết xã hội 5. Trách nhiệm của các quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống đói nghèo 6. Vấn đề cải tổ trật tự kinh tế toàn cầu trong bối cảnh sự liên kết và phụ thuộc toàn cầu ngày một gia tăng. JOHANNES WALLACHER Kinh tế toàn cầu và tác động trái ngược đối với người nghèo Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên một sự tranh luận sôi nổi về kinh tế toàn cầu và vai trò của nó trong sự tích luỹ phúc lợi và giảm bớt đói nghèo. Một mặt sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có thể là một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng chung bởi thị trường mở sẽ dẫn tới những cạnh tranh mạnh mẽ hơn và do vậy cũng sẽ dẫn tới hiệu quả to lớn hơn của nền kinh tế. Vì vậy gia nhập vào nền thương mại thế giới và thị trường tài chính quốc tế sẽ đem lại cho những nước đang phát triển cơ hội cải thiện sự phát triển kinh tế của mình thông qua đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gia tăng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và việc áp dụng các công nghệ mới. Điều này đã được minh chứng ở rất nhiều nơi chứ không chỉ ở một vài quốc gia đặc biệt thành công trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Mặt khác sự hội nhập ấy với dòng lưu thông hàng hoá và tư bản quốc tế cũng tạo nên những nguy cơ hoàn toàn có thật nhất là đối với các nền kinh tế yếu kém và những người nghèo. Các nền kinh tế mở càng dễ bị tác động từ bên ngoài ví dụ giá cả thị trường quốc tế hay tỉ giá hối đoái lên xuống và thường xuyên lệ thuộc vào những điều chỉnh xã hội và kinh tế. Điều này dẫn đến những vấn đề nan giải đặc biệt là đối với người .