Câu hỏi này đã có nhiều bạn sinh viên hỏi tôi, đây là một câu hỏi hay, dưới đây là một vài gợi ý trả lời. Xin được chia sẻ cùng các bạn sinh viên: Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century của tác giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức, có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn. | Bộ luật hồng đức và các bộ luật của trung hoa Câu hỏi này đã có nhiều bạn sinh viên hỏi tôi đây là một câu hỏi hay dưới đây là một vài gợi ý trả lời. Xin được chia sẻ cùng các bạn sinh viên Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century của tác giả Insun Yu xuất bản tại Seoul Hàn Quốc năm 1990 đã chỉ ra rằng Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại 407 điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê. Điểm tương đồng Có nhiều điểm tương đồng nhưng điểm tương đồng rõ nét nhất là BLHĐ và các Bộ luật Trung Quốc đều được xây dựng trên nền tảng Nho giáo nên BLHĐ và Luật của Trung Hoa đều coi trọng chữ TRUNG và HIẼU. Trong đạo Tam cương ba mối quan hệ quan trọng thời bấy giờ đều có những chuẩn mực nhất định Quân nhân - Thần trung Phu từ - Tử hiếu Phu nghĩa - Phụ kính Ví dụ 1 Đều nêu lên qui định thập ác trong đó có tới 5 tội Mưu phản mưu đại nghịch mưu chống đối đại bất kính bất nghĩa liên quan đến quan hệ vua - tôi đến sự ổn định của triều đình. Ví dụ 2 Chương Vệ cấm gồm 47 điều trong đó có 17 điều vay mượn từ các đạo luật Trung Hoa nhằm bảo vệ tính mạng thân thể uy tín và quyền sở hữu tài sản của nhà vua. Ví dụ 3 Điều 2 có tội bất hiếu gồm tố cáo rủa mắng ông bà cha mẹ trái lời cha mẹ dạy bảo nuôi nấng thiếu thốn có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng vui chơi ăn mặc như thường có tang ông bà cha mẹ mà giấu kín. Điểm khác biệt Điểm khác biệt tương đối nhiều nhưng dưới đây là 5 điểm khác biệt cơ bản Thứ nhất Bảo vệ chế độ sở hữu nhà nước sở hữu công của làng xã sở hữu tư nhân về ruộng đất Các vua đầu thời Lê đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của quân Minh và bọn tay sai. Sau đó dùng một phần đất để ban cấp cho quý tộc quan lại làm lộc điền phần nhỏ là cấp vĩnh viễn dần trở thành ruộng tư phần lớn chỉ cấp cho sử dụng sau khi chết vài ba năm phải hoàn lại cho nhà nước và một phần bổ sung vào ruộng đất công của làng để chia cho dân cày cấy .