Đây là quan điểm bao trùm, xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, bảo đảm cho Nhà nước có đủ khả năng thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đổi mới toàn diện đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước. | Những quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp ở Việt Nam Đây là quan điểm bao trùm xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền NNPQ xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân bảo đảm cho Nhà nước có đủ khả năng thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và đổi mới toàn diện đất nước góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Với ý nghĩa đó tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới phải mang đầy đủ bản chất và những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định Nhà nước CHXHCN Việt Nam là NNPQ xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. . về bản chất Nhà nước pháp quyền là một Nhà nước dân chủ. Trong NNPQ chủ quyền của nhân dân là hình thức thể hiện cao nhất của dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân bởi nhân dân là chủ và là cội nguồn của quyền lực nhà nước. Nhà nước là công cụ để bảo đảm thực sự chủ quyền của nhân dân bảo vệ pháp luật và phục vụ nhân dân. Trong NNPQ hệ thống các cơ quan tư pháp là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và tự do của nhân dân hạn chế đến mức thấp nhất những mầm mống sinh ra bệnh quan liêu độc đoán chuyên quyền và nạn tham nhũng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân làm giảm uy tín của pháp luật và pháp chế. Cải cách tư pháp phải bảo đảm cho hệ thống các cơ quan tư pháp thể hiện và giữ vững bản chất của Nhà nước ta là NNPQ xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Ở nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Quan điểm này được khẳng định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội