Theo nghĩa rộng, thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. - Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định | Tiểu luận - Chế độ đa đảng ớ các nước tư bản CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM THỂ CHẾ - Theo nghĩa rộng thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định luật lệ giá trị chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. - Theo nghĩa hẹp thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định luật lệ giá trị chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức phương thức và vận hành của một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ Thể chế chính trị là hệ thống các định chế các giá trị chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau - Thể chế chính trị là hệ thống các định chế các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị của hệ thống chính trị. Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước thể chế các đảng chính trị thể chế các tổ chức chính trị xã hội trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất. - Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc. Song thể chế chính trị đồng thời lại là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất nội dung của chế độ chính trị xã hội. - Hiệu lực vai trò của thể chế chính trị tùy thuộc vào hiệu lực và vai trò của từng thể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn hệ thống trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất. ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Trong xã hội hiện đại đảng chính trị đã trở thành đại biểu thực thụ cho các lực lượng quần chúng nhất định trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Hiện nay các học giả tư sản có hàng trăm định nghĩa khác nhau về đảng chính trị. Nhưng