Bài này nảy ra trong đầu người viết sau khi đọc một bài báo trong Le Monde vào đầu năm nay (24-2-2004) nhan đề : « Sự thức tỉnh công dân của người Trung Quốc». Bài báo tóm tắt và bình luận một bài viết của một tác giả Trung Quốc, Qiu Feng, đăng trong một tạp chí Trung Quốc, Zinwen Zhoukan, nói về « phong trào tranh đấu mới đang xảy ra hiện nay cho dân quyền » tại láng giềng của chúng ta. « Phong trào » ! « tranh đấu »! « dân quyền » !. | Xã hội dân sự Bài này nảy ra trong đầu người viết sau khi đọc một bài báo trong Le Monde vào đầu năm nay 24-2-2004 nhan đề Sự thức tỉnh công dân của người Trung Quốc . Bài báo tóm tắt và bình luận một bài viết của một tác giả Trung Quốc Qiu Feng đăng trong một tạp chí Trung Quốc Zinwen Zhoukan nói về phong trào tranh đấu mới đang xảy ra hiện nay cho dân quyền tại láng giềng của chúng ta. Phong trào tranh đấu dân quyền Nghe mà phát sợ Xin minquan xingdong Tân dân quyền hành động Muốn đọc nguyên văn bài viết nhưng không phải ai cũng thông như cụ Tú Xương cống hỷ méc xì đây thuộc cả cho nên đành dựa theo báo Tây để tóm tắt lại chuyện Tàu. Tác giả Qiu Feng phân tích hơn chục vụ việc đã gây xôn xao trên báo chí Trung Quốc trong năm 2003. Một số những vụ việc đó chẳng có gì mới vẫn là địa phương nhũng lạm công an bắt người trái phép hoặc bắt người rồi lỡ tay đánh chết hoặc bắt người rồi giam lâu quá con trẻ ở nhà chết đói hoặc bắt người vì có chút tư tưởng hơi khác chuyện quen thuộc cả. Cái mới là trước đây chẳng ai nghĩ đến việc phải làm rùm beng bây giờ trở thành chuyện phải nói trong dư luận trong báo chí. Một số vụ việc khác mới hơn tranh đấu để có thêm ứng cử viên độc lập trong những bầu cử địa phương tranh đấu để bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa . Mới hay cũ tất cả các vụ việc đó đều mang ba đặc tính quy tụ được một dư luận quần chúng kết tinh được một nhu cầu tôn trọng pháp luật thúc đẩy được một chính quyền trung ương lúng túng giữa mở và khép thỉnh thoảng phải can thiệp để sửa sai các quan chức địa phương tác giả các vụ việc gây phẫn nộ. Đó là quang cảnh mới diễn ra trước sân khấu. Đàng sau sân khấu là một tấm phông vĩ đại vẽ lên bao nhiêu dâu biển của thời thế đô thị bành trướng doanh nghiệp Nhà nước đang đóng hòm nông thôn khủng hoảng dân quê kéo nhau lên thành phố giai cấp trung lưu áo mũ xênh xang tầng lớp doanh nhân cất mình bay bổng . Cái mới ngày nay là càng ngày càng đông dân chúng ý thức phải có luật lệ trong một xã hội đang quá xáo trộn. Chơi còn phải có .