Khái niệm Trong đời sống xã hội, con người luôn tham gia vào những quan hệ rất đa dạng và phong phú. Những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người, từ việc sản xuất đến phân phối, lưu thông tài sản nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của từng chủ thể thì được gọi là quan hệ xã hội. Sự tồn tại của các quan hệ xã hội là khách quan, con người không thể tách mình ra khỏi xã hội hoặc đặt mình ra ngoài những mối quan. | Khái quát quan hệ pháp luật dân sự I. KHÁI NIỆM TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. Khái niệm Trong đời sống xã hội con người luôn tham gia vào những quan hệ rất đa dạng và phong phú. Những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người từ việc sản xuất đến phân phối lưu thông tài sản nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất tinh thần của từng chủ thể thì được gọi là quan hệ xã hội. Sự tồn tại của các quan hệ xã hội là khách quan con người không thể tách mình ra khỏi xã hội hoặc đặt mình ra ngoài những mối quan hệ xã hội bản chất của con người là tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội . Quan hệ xã hội có thể hình thành giữa cá nhân với cá nhân giữa cá nhân với tổ chức với nhà nước giữa các tổ chức với nhau trong các lĩnh vực về tài sản chính trị lao động đất đai hôn nhân - gia đình . Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi một tổng thể phức tạp các quy phạm xã hội. Đó có thể là quy phạm pháp luật quy phạm đạo đức quy phạm của các tổ chức phong tục tập quán các tín điều tôn giáo . Mỗi loại quy phạm xã hội đều có hiệu quả khác nhau khi tác động đến các quan hệ xã hội trong đó các quy phạm pháp luật có hiệu quả đặc biệt bởi lẽ quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định nhằm hướng các quan hệ xã hội phát sinh phát triển phù hợp với ý chí nhà nước. Các quy phạm pháp luật quy định cho các bên tham gia quan hệ xã hội có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cũng như trách nhiệm áp dụng cho mỗi bên khi có hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia. Tuy nhiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý này chỉ được thực hiện khi xuất hiện những sự kiện cụ thể và những chủ thể tương ứng mà đã được phần giả định của các quy phạm pháp luật dự liệu trước. Khi đó sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật tương ứng với quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự là các quan hệ .