Tham khảo tài liệu 'thiết kế bài giảng ngữ văn 11 tập 2 part 7', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Nguyễn Du Trong thành ngữ tục ngữ trong thể văn biền ngẫu trong thơ Đường luật. phép đối giữa các vế các câu chính là đối giữa các âm tiết của chúng. Nghĩa là đon vị đối xứng ở đây là các âm tiết. Ví dụ - Mẹ tròn con vuông Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ - Nhà cửa lầm than con thơ dại biết lấy ai rèn cặp - Cơ đồ bỏ bễ vợ trẻ trung e lắm kẻ đe loi. Nguyễn Khuyến Âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm cần lưu ý như sau Có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng. Mỗi âm tiết ở dạng tối đa thường gồm ba phần phụ âm đầu vần và thanh điệu. Phần vần tối đa lại bao gồm ba âm âm đầu âm chính và âm cuối. Còn tối thiểu âm tiết tiếng Việt phải có âm chính và thanh điệu. Âm chính luôn luôn phải là một nguyên âm. Các phần và các bộ phận này được sắp xếp theo một trật tự Ổn định và mỗi vị trí chỉ do một số âm vị chiếm giữ. Thanh điêu Phụ âm đầu Vần Âm đầu Âm chính Âm cuối Ví dụ Âm tiết tối đa Llolaln thanh điệu Âm tiết tối thiểu A thanh điệu - Mỗi âm tiết luôn luôn mang một thanh điệu nhất định. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh. Những đặc điểm này là cơ sở dẫn đến hiện tượng nói lái cá đua cua đá từ láy vui vẻ lúng túng tính nhạc và tính đối xứng của câu văn của câu thơ của thành ngữ tục ngữ câu đối. - Về mặt nghĩa âm tiết tiếng Việt thường tương ứng với một hình vị. Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ đơn. Hoặc âm tiết được dùng như một thành tố cấu tạo nên từ hình vị . Ví dụ Âm tiết đẹp được dùng như một từ đơn trong câu Bức tranh này đẹp . Hoặc nó được dùng để cấu tạo nên các từ láy đẹp đẽ đèm đẹp hay các từ ghép tốt đẹp xinh đẹp tươi đẹp. . 169 Có những âm tiết có nghĩa nhưng chỉ được dùng làm thành tố cấu tạo nên từ chứ không được dùng độc lập như từ đơn. Ví dụ nhân nghĩa là người dùng để cấu tạo các từ như nhân dân nhân loại công nhân chủ nhân mĩ nhân. Có những âm tiết không tự thân có nghĩa nhưng có tác dụng góp phần tạo nên nghĩa của các từ mà chúng tham gia cấu .