1934-1966 Thời kì giữa thế kỉ 20 bận rộn với Thế chiến thứ hai cùng hậu quả của nó. Chiến tranh Lạnh diễn ra sau đó giữa Liên Xô và Mĩ dưa nghiên cứu tập trung vào các công nghệ hạt nhân đã phát triển từ thời Thế chiến thứ hai, đồng thời chạy đua chiếm lĩnh không gian vũ trụ. | Lịch sử Quang học - Phần 9 1934-1966 Thời kì giữa thế kỉ 20 bận rộn với Thế chiến thứ hai cùng hậu quả của nó. Chiến tranh Lạnh diễn ra sau đó giữa Liên Xô và Mĩ dưa nghiên cứu tập trung vào các công nghệ hạt nhân đã phát triển từ thời Thế chiến thứ hai đồng thời chạy đua chiếm lĩnh không gian vũ trụ. Tuy nhiên ngành quang học vẫn tiếp tục phát triển một bước dài và nhanh. Truyền hình thập niên 1930 Nhiều loại kính hiển vi chuyên dụng cao đã được phát triển trong những thập niên này. Kính hiển vi điện tử truyền và kính hiển vi điện tử quét đầu tiên được chế tạo vào thập niên 1930 cho phép người ta quan sát ảnh ở độ phân giải cao hơn nhiều so với cái có thể thực hiện với kính hiển vi quang học. Trong thập niên 1950 và 1960 cả hai loại kính hiển vi điện tử trên đã được trau chuốt thêm được thương mại hóa và bán ra rộng rãi trên thị trường. Kính hiển vi phát xạ trường phát triển vào năm 1937 cho phép quan sát vật chất ở cấp độ nguyên tử. Kính hiển vi quang học tiếp tục được cải tiến và camera động dùng cho kính hiển vi đã được phát triển để ghi ảnh. Năm 1951 nhà vật lí người Mĩ Charles Townes đăng kí bằng sáng chế cho ý tưởng chế tạo một dụng cụ khuếch đại sóng điện từ. Hai năm sau đó ông đã chế tạo ra maser Khuếch đại Vi sóng bằng Sự phát Bức xạ Cảm ứng đầu tiên sử dụng phân tử ammonia để khuếch đại bức xạ vi sóng. Phát minh đó dẫn tới sự phát triển của một dụng cụ tương tự đó là laser Khuếch đại Ánh sáng bằng Sự phát Bức xạ Cảm ứng dụng cụ khuếch đại bức xạ ánh sáng nhìn thấy. laser được Theodore Maiman Mĩ chế tạo vào năm 1960 sử dụng một thỏi ruby nhỏ làm môi trường phát. Các electron của các nguyên tử ruby được năng lượng hóa vào trạng thái kích thích cao và phát ra một chùm ánh sáng cường độ mạnh khi chúng rơi trở xuống trạng thái bình thường của chúng. Kể từ đó nhiều loại laser khác đã được phát triển sử dụng các chất liệu khác nhau ở trạng thái rắn lỏng và khí. Năm 1948 Dennis Gabor một nhà khoa học người Anh gốc Hungary thực hiện các thí nghiệm mang lại một .