1800 – 1833 Trong cao trào cách mạng Pháp và Mĩ, ngành quang học đã trải qua cuộc cách mạng của riêng nó vào đầu thế kỉ thứ 19. | Lịch sử Quang học - Phần 5 1800 - 1833 Trong cao trào cách mạng Pháp và Mĩ ngành quang học đã trải qua cuộc cách mạng của riêng nó vào đầu thế kỉ thứ 19. Một thế kỉ sau sự xuất bản cuốn Opticks bác sĩ và nhà vật lí người Anh Thomas Young đã thách thức lí thuyết hạt ánh sáng của Isaac Newton. Năm 1801 Young đã tiến hành một thí nghiệm xác lập nguyên lí giao thoa ánh sáng cái không thể giải thích bằng một lí thuyết hạt của ánh sáng. Thí nghiệm của ông cho ánh sáng đi qua hai cái khe nhỏ đặt gần nhau rọi lên trên một màn ảnh nơi ông quan sát các chùm tia bị trải ra hoặc bị nhiễu xạ và chồng lên nhau. Trong vùng các chùm sáng chồng lên nhau xuất hiện những dải sáng xen kẽ với những dải tối. . Malus phát hiện ra sự khúc xạ kép 1808 Hiện tượng này gọi là sự giao thoa và Young đã so sánh nó với sóng nước trong đó các đỉnh sóng gặp nhau và kết hợp thành con sóng lớn hơn hay các đỉnh sóng và hõm sóng gặp nhau và triệu tiêu nhau. Năm 1817 ông kết luận rằng ánh sáng truyền đi dưới dạng sóng ngang chứ không phải sóng dọc như ban đầu ông đề xuất. Mặc dù lí thuyết của Young được chào đón với rất nhiều sự hoài nghi ở nước Anh nhưng hai nhà vật lí người Pháp Augustin-Jean Fresnel và Francois Arago đã xác nhận lí thuyết sóng của ông qua những thí nghiệm của riêng họ và sự phân tích toán học chi tiết của Fresnel. Một khám phá bất ngờ vào năm 1808 còn cung cấp thêm bằng chứng cho lí thuyết sóng. Étienne-Louis Malus một kĩ sư người Pháp trong nhà riêng của ông ở Paris đang chơi đùa với một miếng băng Iceland một tinh thể nổi tiếng vì sự khúc xạ kép của nó bất kì cái gì nhìn qua nó đều xuất hiện dưới dạng hai ảnh. Malus đang quan sát qua tinh thể ấy ảnh của mặt trời phản xạ từ một cửa sổ bên kia đường. Lạ thay tinh thể ấy trình hiện chỉ một ảnh chứ không phải hai ảnh như Malus muốn thấy. Khi ánh sáng phản xạ khỏi một bề mặt hình như một phần ánh sáng đã bị lọc hay bị phân cực. Hóa ra lí thuyết cho rằng ánh sáng là sóng ngang giải thích hiện tượng này tốt hơn bất kì lí thuyết nào .