Chương 2 ĐÁ TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG Bạn có thể nhìn thấy sao băng vào bất kì một đêm trăng thanh gió mát nào. Một vài vệt sáng lao qua bầu trời đêm mỗi giờ đồng hồ. | Sao băng và Sao chổi Phần 2 Chương 2 ĐÁ TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG Bạn có thể nhìn thấy sao băng vào bất kì một đêm trăng thanh gió mát nào. Một vài vệt sáng lao qua bầu trời đêm mỗi giờ đồng hồ. Thỉnh thoảng còn có thể trông thấy nhiều hơn. Một số người gọi chúng là sao rơi hay sao băng . Nhưng một ngôi sao băng thật ra là một hòn đá vũ trụ. Sao băng được gọi là thiên thạch khi chúng chuyển động trong vũ trụ. Đa số thiên thạch có kích cỡ của một hạt cát. Một số có thể lớn bằng một tòa nhà. Trên bầu trời của Trái đất các thiên thạch chuyển động thật nhanh. Tốc độ của chúng khoảng 42km s. Ảnh dựng qua mô hình máỵ tính thể hiện một thiên thạch đang bốc cháy khi nó đến gần Trái đất. Nó tạo ra một vệt sáng lao vút qua bầu trời đêm. Các thiên thạch rơi vào khí quyển của trái đất được gọi là sao băng. Khí quyển là lớp chất khí bao xung quanh trái đất. Sao băng ma sát với các chất khí trong khí quyển của Trái đất. Chúng trở nên rất nóng và bắt đầu lóe sáng. Đó là lúc người ta có thể nhìn thấy chúng. Thiên thạch có hai nguồn gốc sinh ra. Phần nhiều thiên thạch có xuất xứ từ các tiểu hành tinh. Tiểu hành tinh là những khối kim loại và đá vũ trụ cỡ lớn. Chúng lớn đến mức người ta gọi chúng là hành tinh con. Các tiểu hành tinh lao vào nhau trong hàng tỉ năm qua. Những va chạm này làm thoát ra những mảnh vỡ tiểu hành tinh. Những mảnh vỡ này trôi nổi trong không gian vũ trụ. Sau đó chúng rơi xuống Trái đất và những hành tinh và vệ tinh khác. Những thiên thạch khác có xuất xứ từ sao chổi. Những vật thể băng giá này chuyển động trong những quỹ đạo dài lê thê xung quanh Mặt trời. Thỉnh thoảng Trái đất chúng ta băng qua đường đi của một sao chổi. Bụi bặm và đá kéo vệt phía sau sao chổi có thể rơi vào Trái .