Bắc Trung Bộ là dãi đất gồm 6 tỉnh[1] trải dài từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Đây là một miền đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và kiến quốc. | Sở dĩ chúng ta quan niệm hiếu học là một giá trị văn hóa tiêu biểu của Bắc Miền Trung là vì, nơi đây còn là “đất phát” của nhiều thực khách tới đây từ các tiểu vùng văn hóa khác. Ví dụ như danh nhân Lê Hữu Trác (1720 – 1791), ông vốn sinh ra tại Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ, Hải Dương nhưng thời gian sống và nổi danh lại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, được sinh ra trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng (cha ruột của ông từng đỗ Đệ tam giáp tiến sỹ thời vua Lê Dụ Tông), do cuộc khởi nghĩa nông dân 1739, ông phải chuyển vào quê mẹ ở Hà Tĩnh tiếp tục sự nghiệp đèn sách. Sau khi từ giả trốn quân binh, ông theo học lương y Trần Độc, học cạn chữ thầy, Lê Hữu Trác đã đi rất nhiều nơi khác để học thêm về nghề thuốc, tâm nguyện không đạt, ông quay về Hương Sơn “từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách”, bản thân đã nguyên cứu rất kỹ về lý luận y học, đồng thời thực hành những tìm tòi mới. Về sau, dù được triều đình hết mực mời về Kinh Đô làm việc nhưng Lê Hữu Trác đã từ bỏ vinh hoa phú quý để chuyên tâm với chân lý của thầy thuốc, cứu chữa bệnh cho dân, vì thế đã để lại trong nhân dân sự yêu mến và kính trọng vô vàn.