Bài báo đề cập đến một trong những vấn đề của giáo học pháp ngoại ngữ rất có về mặt lý luận và thực tiễn nhưng chưa được quan tâm một cách toàn diện, đó là lý giải tại sao NĂNG LỰC GIAO TIẾP được chọn là cái đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ. Nội dung bài báo đề cập đến bản chất của năng lực giao tiếp và những cơ sở khoa học để chọn nó làm mục đích cơ bản, mục đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ hiện đại. Đó là cơ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2 31 .2009 BÀN THÊM VỀ CÁI ĐÍCH CỦA DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP - CÁ THỂ HÓA A DISCUSSION ABOUT THE AIM OF FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING IN TERMS OF INDIVIDUALIZED COMMUNICATION APPROACH Nguyễn Văn Tụ Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế TÓM TẮT Bài báo đề cập đến một trong những vấn đề của giáo học pháp ngoại ngữ rất có về mặt lý luận và thực tiễn nhưng chưa được quan tâm một cách toàn diện đó là lý giải tại sao NĂNG LỰC GIAO TIÊP được chọn là cái đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ. Nội dung bài báo đề cập đến bản chất của năng lực giao tiếp và những cơ sở khoa học để chọn nó làm mục đích cơ bản mục đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ hiện đại. Đó là cơ sở ngôn ngữ học mà trong đó không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu đồ sộ của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp F. De Saussure về sự phân biệt hai khái niệm ngôn ngữ và lời nói . Đó cũng chính là cơ sở tâm lý học hoạt động do nhà tâm lý học L. S. Vư-gốt-xki và trường phái của ông đề xướng. ABSTRACT The reason why learners ability to communicate is chosen as the final target of teaching and learning a foreign language is a methodological issue which is theorically and pratically significant but it is not completely a matter of concern. The article deals with the essence of the communication ability and scientific grounds for which it is chosen to be the final aim of the modern methods of teaching and learning foreign languages. It is the linguistic foundation which consists F. De Saussure s enormous research into the difference between language and speech . It is also an action-psychological basis initiated by psychologist L. S. Vugotski and his school. 1. Mở đầu Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu của giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX trong lĩnh vực dạy -học ngoại ngữ đã xuất hiện những thuật ngữ mới mà cho đến hôm nay tất cả mọi người hầu như đã quen thuộc .