Bài viết dưới đây là cách tiếp cận mới đối với một đối tượng cũ. Chúng tôi đã vận dụng, ở mức độ có thể, các lí thuyết ngữ dụng học để khám phá về ngôn từ văn bản, tính chất hội thoại, nội dung hình tượng và tâm tình của các nhân vật giao tiếp trong hai bài ca dao. Người viết đã phân tích, xác định lại ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và nội dung của hai bài ca dao. Trong đó, người viết đã chứng minh rằng bài thứ nhất không phải là sự. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NÃNG - SỔ 5 34 .2009 ĐỌC LẠI HAI BÀI CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC RE-READING TWO FOLK VERSES IN PRAGMATIC PERSPECTIVE Bùi Trọng Ngoãn Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nang TÓM TẮT Bài viết dưới đây là cách tiếp cận mới đối với một đối tượng cũ. Chúng tôi đã vận dụng ở mức độ có thể các lí thuyết ngữ dụng học để khám phá về ngôn từ văn bản tính chất hội thoại nội dung hình tượng và tâm tình của các nhân vật giao tiếp trong hai bài ca dao. Người viết đã phân tích xác định lại ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và nội dung của hai bài ca dao. Trong đó người viết đã chứng minh rằng bài thứ nhất không phải là sự thể hiện của một cuộc tỏ tình theo cách hiểu thông thường mà là lời kể về một cuộc cầu hôn bài thứ hai là lời phân trần của một đôi trai gái sau khi không lấy được nhau. ABSTRACT The paper presents a new approach to a familiar object. The pragmatic theories have been resorted as much as possible to discover the language used in the text the conversational features the characters images and feelings in the two folk verses. The author has analyzed and re-determined the meaning of the linguistic units and the content of the two folk verses. The writer has proved that the first folk verse is not the declaration of love expressed in the common way of understanding but words of a proposal and the second one is the apologetical explanation of a couple after being unable to be married to each other. 1. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . và Trèo lên cây bưởi hái hoa. là hai bài ca dao tình yêu bàiđầu kể về một cuộc đính ước bài sau là lời tâm tình khi không đến được với nhau. Tất nhiên chúng không phải là hai phần tiếp nối của một câu chuyện tình nhưng lại có sự gần gũi về mặt biểu hiện và tâm tình của các nhân vật. Chúng tôi lựa chọn phân tích hai bài này còn vì một lí do khác là tính chất hội thoại của chúng một đối tượng của ngữ dụng học. 2. Thoạt nghe dễ tưởng rằng Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng .