Chương 1 ĐIỆN VÀ NGUYÊN TỬ Nơi kết thúc của kính thiên văn là nơi bắt đầu của kính hiển vi. Trong hai tầm nhìn vĩ mô và vi mô này, cái nào quan trọng hơn ? Victor Hugo Cha của ông qua đời khi mẹ ông đang thai nghén. | Bài giảng Điện học - Phần 1 Điện và nguyên tử Chương 1 ĐIỆN VÀ NGUYÊN TỬ Nơi kết thúc của kính thiên văn là nơi bắt đầu của kính hiển vi. Trong hai tầm nhìn vĩ mô và vi mô này cái nào quan trọng hơn Victor Hugo Cha của ông qua đời khi mẹ ông đang thai nghén. Cậu con trai bị mẹ hắt hủi nên ông bị tống khứ đến một trường nội trú khi mẹ ông tái giá. Bản thân ông chưa hề lấy vợ nhưng ở tuổi trung niên ông có quan hệ gần gũi với một người phụ nữ trẻ tuổi hơn nhiều mối quan hệ đó đã chấm dứt khi ông đột phát chứng thần kinh. Sau những thành công khoa học buổi đầu ông đã sống phần lớn quãng đời còn lại của mình trong sự thất vọng vì bất lực không giải mã được bí mật của thuật giả kim. Con người được mô tả ở trên chính là Isaac Newton nhưng không phải một Newton hoan hỉ trong các sách giáo khoa tiểu sử thông thường. Vậy tại sao ta lại chú ý đến mặt buồn bã của cuộc đời ông Đối với các nhà giáo dục khoa học hiện đại nỗi ám ảnh lâu dài của Newton với thuật giả kim có thể xem là một sự bối rối một sự xao lãng khỏi thành tựu chủ yếu của ông là sáng lập nền cơ học hiện đại. Tuy nhiên đối với Newton việc nghiên cứu thuật giả kim của ông có liên quan tự nhiên với nghiên cứu của ông về lực và chuyển động. Gốc rễ của phép phân tích chuyển động của Newton là tính phổ quát của nó nó đã thành công trong việc mô tả thế giới trên trời và dưới đất với cùng những phương trình đó trong khi trước đấy người ta vẫn cho rằng mặt trời mặt trăng các sao và hành tinh khác biệt về cơ bản so với những vật thể thuộc trái đất. Nhưng Newton nhận thấy rằng nếu như khoa học mô tả được mọi thế giới tự nhiên theo một cách thống nhất thì nó không đủ khả năng thống nhất quy mô con người với quy mô vũ trụ ông sẽ không hài lòng cho đến khi nào ông hợp nhất được vũ trụ vi mô vào trong bức tranh đó. Chúng ta không gì phải ngạc nhiên trước thất bại của Newton. Mặc dù ông là một tín đồ chắc chắn về sự tồn tại của các nguyên tử nhưng không hề có thêm bằng chứng thực nghiệm nào cho sự tồn tại của chúng kể từ khi .