Tài liệu: Bản chất của bức xạ điện từ

Ánh sáng khả kiến là một hiện tượng phức tạp được giải thích kinh điển bằng một mô hình đơn giản dựa trên các tia truyền và mặt đầu sóng, khái niệm được nêu ra lần đầu tiên vào cuối những năm 1600 bởi nhà vật lí người Hà Lan Christiaan Huygens. | Bản chất của bức xạ điện từ Ánh sáng khả kiến là một hiện tượng phức tạp được giải thích kinh điển bằng một mô hình đơn giản dựa trên các tia truyền và mặt đầu sóng khái niệm được nêu ra lần đầu tiên vào cuối những năm 1600 bởi nhà vật lí người Hà Lan Christiaan Huygens. Bức xạ điện từ một gia đình rộng lớn hơn của những hiện tượng kiểu sóng mà ánh sáng khả kiến thuộc về nó cũng còn gọi là năng lượng bức xạ là phương tiện truyền năng lượng chủ yếu trong vũ trụ mênh mông. Cơ chế mà ánh sáng khả kiến được phát ra hoặc bị hấp thụ bởi các chất và cách thức nó tác động lại dưới những điều kiện khác nhau khi truyền trong không gian và trong khí quyển hình thành nên cơ sở cho sự tồn tại của màu sắc trong vũ trụ. Thuật ngữ bức xạ điện từ do James Clerk Maxwell đặt ra xuất phát từ những tính chất điện và từ đặc trưng chung cho tất cả các dạng của loại năng lượng giống sóng này như được biểu lộ bởi sự phát sinh cả trường dao động điện và từ khi sóng truyền trong không gian. Ánh sáng khả kiến chỉ đại diện cho một phần nhỏ của phổ bức xạ điện từ như đã phân loại trong hình 1 trải ra từ các tia vũ trụ cao tần và tia gamma qua tia X ánh sáng cực tím bức xạ hồng ngoại và vi ba cho tới các sóng vô tuyến bước sóng dài tần số rất thấp. Mối liên hệ giữa ánh sáng điện và từ không rõ ràng ngay trước mắt những nhà khoa học buổi đầu làm thí nghiệm với những tính chất cơ bản của ánh sáng và vật chất. Ánh sáng hồng ngoại có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ khả kiến là dạng vô hình đầu tiên của bức xạ điện từ được phát hiện. Nhà khoa học và thiên văn học người Anh William Herschel đã nghiên cứu sự liên đới giữa nhiệt và ánh sáng bằng một nhiệt kế và một lăng kính khi ông nhận thấy nhiệt độ đạt tới cao nhất trong vùng nằm ngoài phần đỏ của phổ ánh sáng khả kiến. Herschel cho rằng phải có một loại ánh sáng khác trong vùng này mà mắt người không nhìn thấy được. Bức xạ cực tím nằm ở phía bên kia của phổ khả kiến được phát hiện bởi Wilhelm Ritter một trong những nhà khoa học đầu tiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.