Bón phân cho lúa là một trong nhiều biện pháp để gia tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Để sản xuất lúa đạt yêu cầu, cần áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp. gốc và phân bón | Một số vấn đề cần quan tâm trong sử dụng phân bón cho cây lúa Bón phân cho lúa là một trong nhiều biện pháp để gia tăng năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế. Để sản xuất lúa đạt yêu cầu cần áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp. Từ việc bố trí lịch thời vụ làm đất chọn loại giống phù hợp chất lượng giống đảm bảo gieo sạ thưa hay sạ hàng hoặc cấy phòng trừ sâu bệnh điều khiển mực nước thu hoạch đúng độ chín phơi sấy đúng kỹ thuật . và kỹ thuật bón phân. Bón phân cho lúa nhằm cung cấp dinh dưỡng để đạt năng suất cao duy trì độ phì của đất cải tạo đất. Bón phân cần dựa vào dinh dưỡng của cây đặc điểm của đất thời tiết khí hậu. Cần bón cân đối giữa hữu cơ và vô cơ đa lượng vi lượng phân bón gốc và phân bón lá . Quan điểm hiện nay của nhà khoa học là không khuyến cáo một công thức phân thời gian bón số lượng số lần bón. mà chỉ có một số lời khuyên khi sử dụng phân vô cơ phân hóa học Thời vụ -Vụ Đông Xuân là vụ chính nắng tốt ít mưa cây quang hợp tốt cho năng suất cao nếu đầu tư phân hợp lý. -Vụ Hè Thu mưa nhiều dễ đỗ ngã sâu bệnh nhiều cần hạn chế phân đạm -Vụ Thu Đông Tùy đất tùy giống có thể bón phân như vụ Đông Xuân Giống Giống ngắn ngày hiện nay đa số từ 85-105 ngày do đó cách bón phân cho mỗi loại cũng khác nhau đặc biệt là giai đoạn đón đòng bón tống . Thông thường bón giai đoạn thúc 1 giai đoạn mạ 7-10 ngày chủ yếu bón đạm. Giai đoạn đẻ nhánh 18-25 ngày đạm và lân. Giai đoạn đòng trổ đạm và kali. Nên quan sát tình trạng của cây để quyết định số lượng và ngày bón không ngày không số và nên sử dụng bảng so màu lá lúa để quyết định lượng phân đạm. Tùy loại giống có đáp ứng nhiều hay ít phân mà quyết định số lượng. Kỹ thuật canh tác Nên sạ thưa sạ hàng hoặc cấy. Nên áp dụng nặng đầu nhẹ đuôi. Khi bón phân cần giữ mực nước 3-5cm trên ruộng để tránh mất phân. Kiểm tra bờ đê tránh rò rỉ nước. Cần tránh bón phân khi lúa đang nhiễm bệnh đặc biệt là phân đạm sau khi xử lý hết bệnh vết bệnh khô mới bón phân. Đất