Khi Đại hội X của Đảng, phát triển những thành tựu của nhận thức về Nhà nước của các Đại hội VII, VIII, IX để khẳng định rõ: "'Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân | Hành trình từ chuyên chính vô sản đến làm chủ tập thể và Nhà nước pháp quyền Việt Nam Nguồn Khi Đại hội X của Đảng phát triển những thành tựu của nhận thức về Nhà nước của các Đại hội VII VIII IX để khẳng định rõ Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. thì đó chính là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Đến Đại hội VIII thì khái niệm Nhà nước pháp quyền được chính thức đi vào đời sống xã hội bằng sự khẳng định Tăng cường pháp chế XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quản lý xã hội bằng pháp luật. . Quả thật đây là một sự điều chỉnh muộn màng so với hầu hết các Đảng cộng sản trên thế giới. Đáng tiếc là sự muộn màng ấy lại đã thường xảy ra. Mà xảy ra trước hết lại là ở lĩnh vực hoạt động lý luận ở những nhà lý luận vốn chiếm giữ những vị trí có tác động lớn đến đời sống tinh thần của xã hội. Ở đây cái bóng dáng của chuyên chính vô sán thể hiện khá rõ trong tệ độc quyền chân lý áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết của cái thói chỉ quen độc thoại đề ban phát chân lý đã bị độc quyền chiếm dụng mà không chịu nổi sự đối thoại bình đẳng và công khai để làm sáng tỏ chân lý khách quan nhân danh sự đề phòng chệch hướng ra khỏi quỹ đạo xã hội chú nghĩa . Ây thế mà như Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định các nhà sáng lập ra học thuyết Mác chưa bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa xã hội khoa học chính khoa học là ở chỗ đó . Ông thường hay dẫn ra câu nói nổi tiếng của Gớt để cảnh báo các nhà lý luận Lý thuyết thì màu xám. Còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi .Và chính ông đã từng tự phê bình về việc sao mà mình có thể quay lưng lại với biết bao sự thật hằng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động trong lý luận và thực tiễn Nhận thức là có một quá trình không kém gian nan nhất là khi tự mình phải vượt lên chính mình