Một trong những mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, dễ thực hiện do không yêu cầu vốn đầu tư nhiều và diện tích lớn là mô hình nuôi lươn trong bể đất lót nilon. | Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi lươn trong bể đất lót ny lon Một trong những mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm dễ thực hiện do không yêu cầu vốn đầu tư nhiều và diện tích lớn là mô hình nuôi lươn trong bể đất lót nilon. Bên cạnh những mô hình nuôi đạt hiệu quả cũng có những mô hình chưa mang lại hiệu quả khả quan mà nguyên nhân phần nhiều là do chưa thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật. Chúng tôi xin được tóm lại một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi lươn trong bể đất lót nylon. I. BỐ TRÍ BỂ NUÔI - Có thể tận dụng chuồng heo khung gỗ cũ hoặc đào bể đất và lót ny lon để giảm chi phí đầu tư cho mô hình nuôi. Nên chọn vị trí nuôi ở nơi tương đối yên tĩnh. - Bể nuôi có chiều cao khoảng 1 mét đào sâu 0 4 mét lấy đất đắp bờ cao khoảng 0 6 mét có diện tích 4 - 10 mét vuông để dễ lựa giống nuôi theo kích cỡ và dễ chăm sóc. - Có thể bố trí 1 cù lao bằng đất sét pha thịt cao khoảng 60 - 80 cm rộng khoảng 50 cm để tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn. Trên mặt cù lao trồng cỏ rau khoai môn . để tạo cảnh quan thiên nhiên thích hợp cho lươn. - Đổ 1 lớp bùn đáy cao khoảng 30 - 40 cm nên độn thêm rơm cỏ thân cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Lớp đất bùn này không nên lẫn cát hoặc những mảnh vụn bén nhọn. - Có thể dùng dây nilon dây lát bó thành chùm vùi vào lớp bùn đáy để tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn và hạn chế ô nhiễm môi trường vì dây nilon không bị phân hủy. - Bể nuôi không nên để trống ngoài trời vì lươn không ưa ánh sáng mạnh và ánh nắng sẽ làm nóng nước. Nên làm giàn trồng cây dây leo hoặc làm mái che nắng mưa cho lươn. - Nên thả thêm lục bình rau muống rong khoảng 2 3 diện tích mặt nước để lọc nước và tạo môi trường tự nhiên cho lươn sinh sống. - Chỉ giữ mực nước cao khoảng 20 - 30 cm phía trên có ống thoát tràn có bịt lưới để tự động thoát nước phòng tránh lươn đi khi nước dâng lên tràn bể nuôi. Nếu nước sâu quá lươn sẽ vận động nhiều tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể nên sẽ chậm .