Sau khi trải qua chế độ phong kiến bảo thủ, lỗi thời, nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam đã lâm vào tình trạng bi xâm chiếm thuộc địa từ các nước tư bản phương Tây và Mĩ. Điều này, khiến cho nhiều nước mới thoát khỏi thời kì ‘bom lửa’ khó có theo kịp được các nền kinh tế lớn trên thế giới. | Kinh tế thế giới phát triển để lại áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trìng đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển giao những công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Các cường quốc kinh tế coi các nước đang phát triển là bãi rác, là kho chứa rác để đùn đẩy các thứ ế thừa, chất lượng kém. Mặc dù không muốn nhưng do nghèo nàn, công nghệ chưa có nên các nước này đành để cho hiện tượng đó diễn ra. Điều này thấy rõ ở Việt Nam. Do đẩy mạnh phát triển kinh tế mà tài nguyên rừng bị hủy hoại nặng nề, chỉ một cơn mưa thôi mà nguy cơ sạt lở ở miền núi, ngập úng ở đồng bằng được cảnh báo lên mức cao nhất. Các dòng sông do nước thải chưa qua xử lí của hoạt động công nghiệp, sinh hoạt làm cho chúng ô nhiễm nặng nề, khiến muôn sinh và cả cuộc sống của con người bi ảnh hưởng rất nhiều. Không chỉ bức tử các dòng sông mà các hoạt động công nghiệp còn phá hủy môi trường không khí, giết chết nhiều mảnh đất màu mỡ, gây ra tiếng ồn, đảo lộn cuộc sống của sinh vật và cả con người, Hậu quả là nhiều căn bệnh ung thư,viêm nhiễm do chất độc hại xuất hiện ngày càng nhiều như ung thư da, gan, viêm xoang, các bệnh về mắt, bệnh lao, Lượng khí cacbonic ngày càng tăng lên, trong khi đó, cây xanh, độ che phủ rừng ngày càng thu hẹp. Đó chỉ là một nghịch lí trong rất nhiều nghịch lí đang tồn tại tồn tại ở Việt Nam, các nước đang phát triển và cả nhiều nước phát triển. Môi trường bị suy thoái, nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì không chỉ là nhiệt độ Trái đất tăng vài độC mà còn phải nhắc đến khái niệm Trái đất sẽ bị hủy diệt như thế nào.